Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết

Min,
Chia sẻ

Tuy kỳ lạ nhưng những tập tục ngày Tết của một số dân tộc thiểu số này đã làm phong phú và đa dạng hơn bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Tục vỗ mông của người H'mông

Vào mùng 2 Tết hàng năm, cộng đồng người H'mông sẽ tổ chức lễ hội cầu phúc truyền thống đặc biệt mang tên là Sài Sán. Trong lễ hội này, tất cả người H'mông đều tranh thủ thực hiện những hoạt động, phong tục mang đầy màu sắc lễ hội thú vị của dân tộc mình. Trong đó phong tục vỗ mông tìm vợ tìm chồng có lẽ là phong tục độc đáo nhất.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 1.

(Ảnh: Thanh Hà)

Theo đó, khi một anh chàng thanh niên người H'mông đi du xuân trong dịp này tại các hội chợ dưới chân núi mà may mắn bắt gặp cô gái mình thích. Anh ta sẽ tiến tới vỗ mông cô nàng thay cho một lời cầu hôn, dù rằng lời cầu hôn bằng hình thức vỗ mông này có vẻ hơi táo bạo và bất ngờ.

Ấy vậy mà những cô gái bị "tấn công" sẽ không hề tỏ ra chút nào khó chịu và nếu họ cũng thích chàng trai đó họ hoàn toàn có quyền vỗ lại mông của anh ta. Cứ thế cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại đủ 9 lần, rồi đợi ngày se duyên thành vợ thành chồng mà thôi.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 2.

(Ảnh: Thanh Hà)

Người Lô Lô và tục lệ ăn trộm lấy may đầu năm

Ăn cắp, ăn trộm có lẽ là hành vi bị tất cả chúng ta xem là xấu xí. Nhưng trong một số trường hợp thì hành động này lại được khuyến khích. Đó là một phong tục lâu đời của dân tộc Lô Lô - một dân sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Với họ chuyện đi ăn cắp một thứ gì đó mang về nhà vào đêm 30 Tết sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 3.

(Ảnh: Discovery Indochina)

Tuy nhiên, nói thì nói vậy chứ thực chất đa số những người Lô Lô tham gia hoạt đồng ăn cắp đầu năm này chỉ mang tính thủ tục, người ta chỉ lấy những thứ nho nhỏ, không có giá trị cao. Có khi là củ tỏi, củ hành, lá rau, bắp ngô, đáng giá nhất chắc chỉ tới mức là ăn cắp 1 con gà.

Tục gọi hồn của người Thái vào dịp Tết

Nghe thì hơi sợ hãi huyền bí như vậy, như thực chất tục lệ gọi hồn của cộng đồng người Thái là một phong tục khá giống với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Kinh, cụ thể là việc cúng kiếng mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình dịp năm mới thôi. Theo đó, tối 29 hoặc 30 Tết, các gia đình người thái sẽ làm thịt hai con gà, một là để cúng tổ tiên ông bà, một là dùng gọi hồn các thành viên đã khuất trong gia đình.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 4.

(Ảnh: Trần Vân Hạc)

Việc gọi hồn này được một thầy cúng đứng ra giúp đỡ. Đầu tiên thầy cúng sẽ lấy những chiếc áo của tất cả các thành viên trong gia đình, buộc lại với nhau đặt lên vai, sau đó thầy sẽ cầm một cây than củi còn nóng đỏ rực và liền ra đầu làn để gọi hồn. Sau 2, 3 lần gọi, thầy cúng sẽ quay về nhà gia chủ tiếp tục gọi một lần nữa dưới chân cầu thang.

Cuối cùng để kết thúc nghi lễ, thầy cúng sẽ cột vào tay của những thành viên trong gia đình gia chủ một sợi chỉ đen để xua đuổi tà ma trong năm mới.

Người Pà Thẻn với tục thờ bát nước lã

Đây là một tín ngưỡng truyền từ đời này sang đời khác tại cộng đồng người Pà Thẻn. Cụ thể ở tập tục này là bất kỳ gia đình nào thuộc dân tộc này đều giữ trong nhà một bát nước lã, sạch, để thờ phụng quanh năm suốt tháng. Đặc biệt không chỉ thờ mà người Phà Thẻn còn phải bảo vệ bát nước này quanh năm bằng cách đậy kín và không để nước cạn hết.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 5.

(Ảnh: Thu Hòa)

Đến khi năm mới đến, những gia đình người Pà Thẻn mới bí mật đóng hết tất cả các cửa trong gia đình lại, từ cửa sổ, cửa chính, cho đến cửa bếp, cửa sau... rồi âm thầm hạ bát nước xuống để lau sạch sẽ rồi rót thêm nước vào, cứ tiếp tục tôn thờ như thế cho đến năm sau.

Vậy tại sao người Pà Thẻn lại phải bí mật trong việc lau chùi rót thêm vào bát nước thiêng liêng này? Đơn giản là trong tín ngưỡng của họ, nếu những việc trên bị lộ ra ngoài hoặc ai khác nhìn thấy thì cả gia đình đó năm sau sẽ gặp xui xẻo, làm ăn vất vả, đau ốm liên miên...

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 6.

(Ảnh: Đại Đoàn Kết)

Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường

Khoàng thời gian trước Tết vài ngày, người Mường ở Hòa Bình ai ai cũng bắt đầu rôm rả để chuẩn bị cho một nghi lễ rất thiêng liêng của dân tộc mình, đó là gọi trâu về ăn Tết. Theo đó, khi chuẩn bị đủ mõ, đuốc, họ chỉ việc đợi đến giao thừa mà đốt đuốc, gõ mõ gọi vía trâu vể nhà ăn Tết cùng gia đình mình. Họ giải thích cho tục lệ này là như một lời tri ân dành cho những loài vật đã quanh năm vất vả lao động cùng mình.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 7.

(Ảnh: Sapatrip.cz)

Thậm chí nhiều gia đình còn treo bánh trái lên những đồ vật gắn liền với loài trâu trong gia đình như lưỡi cày, đòn gánh,... để khi vía trâu về có thể ăn Tết với họ, hưởng lộc cùng gia đình bởi trâu đã có công rất lớn giúp họ làm ra của cải lương thực.

Người Hà Nhì và tục lệ xem bói gan lợn đầu năm

Trong dịp Tết của người Hà Nhì thì bên cạnh một số lễ vật được con cháu dâng cúng ông bà tổ tiên như cây trái, xôi bánh các loại thì thịt lợn thiến là một thứ không thể nào thiếu. Vì vậy cứ dịp này hàng năm, bất kỳ gia đình người Hà Nhì nào cũng chuẩn bị tổ chức mổ lợn linh đình. Nhà giàu thì có thể mổ con lợn lên đến cả trăm kg, còn nhà nào không khá giả thì có thể mổ lợn 50-60kg thôi. Nhưng giàu hay nghèo thì vẫn phải mổ lợn vào dịp Tết.

Những tục lệ đón Tết kỳ lạ có thể bạn chưa bao giờ biết: Vỗ mông nhau thay cho lời cầu hôn, gọi trâu về cùng ăn Tết - Ảnh 8.

(Ảnh: Đ.Loan)

Lợn thiến sau khi mổ và làm sạch xong thì gan sẽ được giữ lại để xem bói. Người Hà Nhì rất tin vào quẻ bói đầu năm này nên ai cũng hy vọng lá gan của con lợn mình vừa thiến phải lành lặn, căng bóng và tươi tốt vì họ cho rằng đó là quẻ bói gan lợn tốt nhất, năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Nguồn: Sách "Cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Chia sẻ