Những gì người đàn ông nghèo, cụt chân này làm cho vợ hơn hẳn ngàn lần các anh soái ca

Newben,
Chia sẻ

Bạn định nghĩa như thế nào là một người chồng tốt? Là một người hoàn hảo như mấy chàng soái ca trong tiểu thuyết hả? Tỉnh! Tỉnh lại đi!

Ly Kiet Van 1
(Ảnh: toutiao)

Tôi không thích gọi anh là người đàn ông tàn tật hay tàn phế. Bởi anh tật nhưng không tàn mà thậm chí, anh còn là một người đàn ông tuyệt vời, ít nhất là trong mắt vợ, con cái và người dân trong xóm làng bé nhỏ nơi gia đình anh cư ngụ. Thoạt nhìn qua ảnh này, có lẽ bạn sẽ bĩu môi và tự hỏi "con mắt của người viết có vấn đề à?". Nhưng xin thưa rằng, người đàn ông nghèo và cụt chân này đã làm được những thứ mà khi biết, chắc chắn bạn sẽ thầm ước ao có chồng có được một phần tính cách của người đàn ông này.

Anh tên Lý Kiệt Văn, sống tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Anh ấy có gì mà tốt hả? Vâng, vẻ ngoài anh chẳng có gì tốt. 47 năm trước, anh sinh ra trong gia đình thuần nông và bị liệt hai chân từ khi còn bé. Nhưng cái nghèo, cái khuyết tật ấy chẳng ngăn cản được ham muốn học hành để đổi đời trong anh. Anh học giỏi, rất giỏi. Tốt nghiệp cấp 1, anh rời ngôi làng bé nhỏ, khốn khó ấy để lên huyện học tiếp cấp 2. Nhưng dù nỗ lực cách mấy, anh vẫn phải gác lại giấc mơ đèn sách, bỏ học về quê phụ bố mẹ làm lụng nuôi gia đình.

Rồi như bao người, đến tuổi trưởng thành, anh lập gia đình cùng một người con gái tâm đầu ý hợp, không chê bai anh nghèo, khuyết tật. Hai trái tim cùng nhịp đập ấy đã cùng xây dựng nên một tổ ấm hạnh phúc, nơi họ tìm thấy được nụ cười sau những giờ phút "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để kiếm kế sinh nhai. Đến đây chắc chị em vẫn không thể hiểu nổi người đàn ông này có gì đặc biệt để tôi phải ngợi ca như thế bởi người có hoàn cảnh như anh thì có thiếu gì đâu. 

Nhưng khoan, khoan đã, chị em cần biết điều này, anh ấy không có đôi chân, nhưng anh có thể làm gần như tất cả mọi thứ trên đời. Bạn không tin à? Anh có thể dùng máy cày một cách thành thạo, anh có thể chống đôi nạng sắt và khiêng những thứ khá nặng, anh có thể cấy lúa như bao người nông dân bình thường, anh tự học điện, làm cơ khí, tự sửa điện. Thậm chí, anh còn nuôi gà, nuôi heo, đào ao nuôi cá, bất cứ người già nào trong làng gặp khó khăn, anh chẳng nề hà giúp đỡ bởi những thanh niên trai tráng trong làng đã rời khỏi cái làng quê nghèo khổ này để lên thành phố làm việc. Và bạn biết anh còn làm gì không? Anh vào bếp nấu ăn bất kì lúc nào rảnh rỗi, chẳng phân biệt "việc của đàn bà" như những người đàn ông khác.

Ly Kiet Van 2
(Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 3
Anh có thể điều khiển các loại máy một cách thành thục. (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 4
Một bao tải nặng chẳng khiến anh chùn bước. (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 5
Anh cũng tự cấy lúa... (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 6
...tự học làm cơ khí... (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 7
...tự sửa điện (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 8
Anh chẳng nề hà vào bếp nấu ăn giúp vợ (Ảnh: toutiao)

Bạn thấy chứ, anh nghèo về vật chất nhưng nghị lực anh không nghèo. Anh khuyết tật cơ thể nhưng ý chí anh rất lành lặn, thậm chí còn rất mạnh mẽ. Trong nhà ngoài phố, không có việc nào là anh không làm chỉ vì một lí do đơn giản thôi. Anh thương vợ, không muốn vợ phải vất vả bởi lấy anh đã là một thiệt thòi của chị. Thế nên, việc từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng, anh đều cáng đáng làm tất cả, miễn sao để vợ không phải vất vả. Trọng trách gánh vác gia đình, đã khiến anh trăn trở rất nhiều mới quyết định cắt luôn hai chân bị liệt để tiện di chuyển. Rồi sau một thời gian dùng nạng gỗ, anh quyết định vứt chúng, tự làm đôi nạng sắt bởi nạng sắt mới bền để anh vững vàng đôi chân còn gánh vác gia đình, chăm sóc vợ con. 

Ly Kiet Van 9
Anh Lý Kiệt Văn bên cháu gái đáng yêu. (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 10
Anh tự hào bảo: "Tôi chỉ thua mọi người đôi chân chứ chẳng kém gì cả, cho dù là đầu óc". (Ảnh: toutiao)

Ly Kiet Van 11
Quây quần bên mâm cơm gia đình (Ảnh: toutiao)

Vậy mới thấy, tình yêu có sức mạnh thật khủng khiếp, chị em nhỉ. Tôi chẳng cầu chúc anh chị chóng giàu, chỉ mong sao nghị lực, ý chí của anh lúc nào cũng mạnh mẽ như thế, mong sao tình yêu anh chị dành cho nhau vẫn luôn đong đầy như thế, để mỗi ngày trôi qua với họ đều đáng quý và trân trọng.

(Nguồn: tieba, toutiao)
Chia sẻ