Những điều cần biết về ngộ độc thuốc

,
Chia sẻ

Ở Việt Nam, khoảng 25-30% số bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu là do ngộ độc cấp và số tử vong là 10-12%, trong số đó có không ít người bị ngộ độc thuốc.

Hội chống độc Mỹ cho biết, hằng năm ở nước này có hơn 4 triệu trường hợp ngộ độc. Ở Việt Nam, khoảng 25-30% số bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu là do ngộ độc cấp và số tử vong là 10-12%, trong số đó có không ít người bị ngộ độc thuốc.
 
Sớm phát hiện mình bị ngộ độc thuốc để có những cách xử trí kịp thời sẽ có ý nghĩa quyết định khi cứu chữa bệnh nhân. Sau khi uống thuốc chỉ vài phút, đột nhiên bạn thấy khó thở, ngứa họng, ngứa mũi; hơi thở ra có thể có mùi thuốc; nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, trường hợp nặng có thể bị co giật... đó là những dấu hiệu bạn đang bị ngộ độc thuốc. Còn có một nguyên nhân khác dẫn đến ngộ độc thuốc là việc sử dụng không đúng loại nước để uống thuốc.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc:

- Nước nho ép: Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh

- Cafe, chè, coca: Trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cafe) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra, caffein có thể có hại cho dạ dày

- Sữa: Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh.

- Rượu: Trong khi đang dùng thuốc, nhất là acetaminophen, nếu bạn uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.

- Nước dâu ép: Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin - một loại thuốc chống đông máu - nếu dùng cùng nước dâu ép có thể làm tăng quá trình chảy máu.

Bạn cần lưu ý rằng, nước lọc là cách thích hợp để uống phần lớn các loại thuốc viên.

Những điều cần chú ý:

- Cần có tủ thuốc gia đình để cất giữ và bảo quản thuốc đúng nguyên tắc.

- Thuốc dùng cần được đựng trong chai lọ hoặc trong hộp có nhãn ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, liều dùng và hạn dùng để tránh nhầm lẫn.

- Không nên tự chữa bệnh qua kiểu "truyền miệng" hay mách thuốc.

- Không nên sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, phải sử dụng đúng theo đơn chỉ dẫn.

Ngoài ra, bạn cần phát hiện sớm những người có biểu hiện rối loạn tâm thần, trầm cảm, bị ức chế tinh thần bởi đó là những đối tượng dễ tự gây ngộ độc thuốc.

Theo VTV

Chia sẻ