Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc

Hồng Quân,
Chia sẻ

Bạn đừng nên chủ quan nếu gặp phải những triệu chứng cho thấy hệ miễn dịch gặp trục trặc. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Hệ miễn dịch gặp trục trặc, tấn công các bộ phận khác trong cơ thể và hệ lụy là dẫn đến các bệnh tự miễn. Không những không tiêu diệt các tác nhân gây hại, cơ chế bảo vệ này còn giúp vi khuẩn gây bệnh hơn. Theo một nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Memorial Hermann ở Houston, Texas, bệnh tự miễn là một trong mười nguyên nhân khiến phụ tử vong vào độ tuổi ngoài 60. Đa số các triệu chứng của bệnh này đều giống nhau.

Bạn cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy bạn cần đến ngay bác sĩ do hệ miễn dịch gặp trục trặc:

Nhức đầu, đờ đẫn và mất tập trung

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 1.

Nhức đầu, đờ đẫn và những triệu chứng đặc biệt khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.

Nhức đầu, đờ đẫn và những triệu chứng đặc biệt khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Gordon Baltuch, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Pennsylvaniac cho biết, chúng ta thường nhầm tưởng các dấu hiệu này có liên quan tới việc thiếu ngủ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là triệu chứng cho thấy sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Lupus và thiếu máu là hai bệnh tự miễn có khả năng gây nên tình trạng này nhất.

Mụn trứng cá, viêm da, chàm, phát ban đỏ

Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu trên da khi mắc bệnh tự miễn. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại Tổ chức New York Dermatology cho biết, những triệu chứng này có thể bắt nguồn từ bệnh tan máu vảy nến, xơ cứng bì.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 2.

Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu trên da khi mắc bệnh tự miễn.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh về đường hô hấp. Theo Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ), những cơn khó thở bùng phát đột ngột khi bị kích thích là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định hen suyễn là dấu hiệu của bệnh tự miễn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý nến thường xuyên gặp phải hiện tượng này.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 3.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định hen suyễn là dấu hiệu của bệnh tự miễn.

Mệt mỏi

Đây là triệu chứng phổ biến mà hầu như loại bệnh tự miễn nào cũng có thể gây nên. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, chỉ mang vác đồ vật nhẹ cũng khiến người bệnh mất nhiều sức và hao hết năng lượng. Ngoài ra, họ vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ một giấc dài.

Nhược cơ, đau xương khớp

Nhược cơ và đau xương khớp có ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn sẽ khó thể việc leo cầu thang và mang vác đồ vật nặng. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School, dù đến và đi bất thường, các triệu chứng này không nên bị bỏ lỡ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan tự miễn, hashimoto, vẩy nến và viêm khớp dạng thấp.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 4.

Nhược cơ và đau xương khớp có ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón

Các vấn đề về đường tiêu hóa có thể làm bạn cạn kiệt sức lực. Lisa Ganjhu, bác sĩ chuyên khoa về dạ dày-ruột kiêm giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế NYO Langone cho biết, đây có thể là dấu hiệu của bệnh celiac, viêm ruột kết, rối loạn tuyến giáp do rối loạn hệ miễn dịch gây nên. Ngoài ra, bệnh tự miễn cũng có thể gây viêm mắt, viêm da và viêm dạ dày.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 5.

Các vấn đề về đường tiêu hóa có thể làm bạn cạn kiệt sức lực.

Mất cân bằng trọng lượng

Một vài bệnh tự miễn có khả năng ảnh hưởng tới tuyến giáp. Cơ quan nội tạng này làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Margaret Ragni, giáo sư y khoa tại Đại học Pittsburgh kiêm giám đốc Trung tâm y tế Hemophilia Western Pennsylvania cho biết, tuyến giáp gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone, từ đó gây tăng hoặc giảm cân bất thường.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 6.

Một vài bệnh tự miễn có khả năng ảnh hưởng tới tuyến giáp.

Tê cóng, đau nhói ở tay và chân

Tay chân tê cóng là một trong những hiện tượng thường gặp vào mùa đông. Theo Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ), đây không phải là triệu chứng nghiêm trọng nếu chúng đến và đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài một tuần và đi kèm với các dấu hiệu khác, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 7.

Tay chân tê cóng là một trong những hiện tượng thường gặp vào mùa đông.

Rụng tóc

Joel Schlessinger, bác sĩ da liễu kiêm cố vấn y khoa tại trung tâm RealSelf cho biết, khi hệ miễn dịch hoạt động kém, nó sẽ ảnh hưởng tới nang tóc, bạn có thể bị rụng tóc. Hiện tượng này bắt đầu với tình trạng viêm da đầu. Ngoài ra, bệnh này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ lông tóc trên các bộ phận khác trong cơ thể.

Những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang gặp trục trặc - Ảnh 8.

Khi hệ miễn dịch ảnh hưởng tới nang tóc, bạn có thể bị rụng tóc.

Sốt

Những cơn sốt bất thường là hiện tượng không nên bị bỏ qua. Đây là một trong những triệu chứng liên quan tới nhiều bệnh nhất, trong đó có các bệnh tự miễn. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms khuyến cáo, điều đầu tiên bạn cần làm khi bị sốt đi kèm tới các triệu chứng này là đến bác sĩ.

Tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự hủy hoại chính mình. Bình thường, ngay từ khi sinh ra hệ miễn dịch của cơ thể đã có chức năng nhận diện những yếu tố "lạ – quen" đối với cơ thể, để hình thành các kháng thể chỉ chống lại các yếu tố "lạ", bảo vệ các yếu tố "quen". Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố "lạ" mà hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình và gây ra bệnh tự miễn.

Các bệnh tự miễn (bệnh tiểu đường loại 1, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp...) ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, chúng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể trở nên đe dọa tính mạng.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn bao gồm: Ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng, xáo trộn vi khuẩn đường ruột, thiếu vitamin D, bệnh tuyến giáp...

(Nguồn: Brightside.me)

Chia sẻ