Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes

Theo Infonet,
Chia sẻ

LHP năm 1953 chứng kiến sự xuất hiện của "thiên thần" mang tên Brigitte Bardot. Năm 2004, cậu bé 14 tuổi người Nhật được vinh danh là Nam diễn viên xuất sắc nhất.

LHP quốc tế lớn nhất thế giới đang diễn ra lần thứ 66 tại thành phố Cannes, miền Nam nước Pháp từ ngày 15-26/5/2013 với sự tham dự của hàng trăm ngôi sao điện ảnh và những bộ phim đặc sắc lần đầu tiên ra mắt trước công chúng thế giới.

Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 1
  
Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 2
LHP Cannes luôn thu hút rất nhiều ngôi sao đến từ khắp thế giới.

Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại cột mốc thời gian quan trọng của giải thưởng điện ảnh uy tín này.

1/1939, LHP Cannes đầu tiên đã sẵn sàng ra mắt tại khách sạn Municipal Casino. Hãng Metro-Goldwyn-Mayer thuê hẳn một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương để chở các ngôi sao Hollywood như Tyrone Power, Gary Cooper, Annabella, Norma Shearer, George Raft… tới tham dự LHP. Nhiều sự kiện và lễ hội lớn được dự kiến tổ chức trong thời gian này. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau thì Thế chiến thứ II nổ ra, khiến sự kiện điện ảnh phải ngưng lại trước khi kịp diễn ra.

Từ 20/9 đến 5/10/1946, LHP Cannes diễn ra lần đầu tiên. Những bộ phim như La Bataille du Rail của René Clément, La Belle et la Bête của Jean Cocteaur, Gilda của Charles Vidor hay Notorious của Alfred Hitchcock nằm trong nhóm đầu trình chiếu và được Jean Cocteaur miêu tả là “một ngôi sao tràn đầy sức sống đã chạm đất ở đại lộ La Croisette”.

Năm 1948, LHP không thể diễn ra vì thiếu kinh phí.

Năm 1949, sự kiện khánh thành hội trường của LHP thêm phần rực rỡ khi có sự xuất hiện các ngôi sao điện ảnh. Những cái tên như Tyrone Power, Orson Welles, Norma Shearer, Errol Flynn và Edward G. Robinson đều hiện diện. Nhà phê bình nổi tiếng André Bazin ghi nhận: “Cannes có lẽ là đỉnh cao của những LHP chính thức”.

Từ 3 đến 20/4/1951, LHP tổ chức lần đầu tiên vào mùa xuân (mục đích là để tránh đụng chạm với “đàn anh” Venice).

Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 3
Brigitte Bardot đã từng khuấy động giới báo chí LHP Cannes năm 1953

Năm 1953, một "thiên thần" mang tên Brigitte Bardot xuất hiện trên đại lộ La Croisette.

Năm 1955, cái tên Cành Cọ Vàng (Palme d’Or) chính thức ra đời để tôn vinh tác phẩm điện ảnh tuyệt vời nhất trong năm. Đây cũng là năm mà East of Eden của Elia Kazan bị phản đối bởi một số khán giả tại Cannes. Tên trước đó của Cành Cọ Vàng là Giải thưởng lớn (Grand Prix du Festival International du Film).

Năm 1959, Chợ phim (Le Marché du Film hay Film Market) khai mạc, dù nó đã diễn ra một cách không chính thức tại các rạp phim ở phố mua sắm Rue d’Antibes.

Năm 1962, sự kiện Critics’ Weeks (Tuần lễ của các nhà phê bình) được tổ chức với sự phối hợp giữa Hiệp hội các nhà phê bình điện ảnh Pháp và LHP.

Năm 1971, LHP Cannes kỷ niệm 25 năm hoạt động. Danh hài Charlie Chaplin được trao giải thưởng danh dự (the Légion d’Honneur).

Năm 1987, để kỷ niệm 40 năm thành lập LHP, Ban tổ chức đã trình chiếu đoạn phim ngắn và phát hành quyển sách Les années Cannes. Đạo diễn Federico Fellini so sánh Cannes như là “một bến đỗ tự nhiên mà nhà làm phim nào cũng muốn đến”.

Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 4
Đạo diễn Jane Campion

Năm 1993, đạo diễn Jane Campion trở thành người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Cành Cọ Vàng với phim The Piano.

Năm 2002, Hội nghị người Mỹ Do Thái gây áp lực khiến người Mỹ phải tránh xa LHP vì sự gia tăng tâm lý “bài Do Thái” tại Pháp bởi sự đàn áp tàn bạo của chính phủ Isael đối với người Palestine. Đồng thời, LHP cũng đã bày tỏ sự trân trọng đối với Bollywood, một trong những kinh đô điện ảnh lớn nhất thế giới.

Năm 2004, LHP Cannes lần thứ 57 khuấy động cả thế giới khi trao giải thưởng cao quý nhất cho đạo diễn “bài Bush” Michael Moore với phim tài liệu Fahrenheit 9/11 và công nhận cậu bé người Nhật 14 tuổi, Yūya Yagira, là Nam diễn viên xuất sắc nhất.

Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 5
  
Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 6
  
Những dấu ấn đặc biệt của LHP Cannes 7
Diễn viên, đạo diễn và điện ảnh Việt Nam cũng đã có mặt tại LHP Cannes
Chia sẻ