Những con số giật mình về chính sách một con ở Trung Quốc

Hồng Nam,
Chia sẻ

Ít ai biết rằng, đằng sau chính sách một con kéo dài hơn 3 thập kỷ của Trung Quốc lại để lại những hệ quả đau lòng thậm chí là chứa đựng cả những bi kịch.

Nhằm đối phó với nguy cơ già hóa dân số, Trung Quốc sẽ cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh hai con”, Tân Hoa Xã dẫn lời Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Như vậy mới đây, Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ chính sách sinh một con sau 35 năm thực hiện.

Theo Bắc Kinh, chính sách này đã ngăn ngừa khoảng 400 triệu đứa trẻ được sinh ra trong 35 năm qua. Mặc dù vậy, cái giá phải trả cũng rất lớn, bao gồm cưỡng ép phá thai, triệt sản và nguy hiểm nhất chính là mất cân bằng giới tính ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể khiến hàng triệu đàn ông nước này khó có thể tìm được vợ.

Không những thế, ít ai biết rằng đằng sau chính sách một con của Trung Quốc là biết bao câu chuyên, biết bao những con số ấn tượng và cũng đầy ám ảnh trong suốt 35 năm qua. Sau đây là những điều ít biết về chính sách một con của Trung Quốc mới được nước này:

4:2:1 – Tỷ lệ các thành viên trong gia đình

Với chính sách một con, dân số Trung Quốc đang ngày một bị lão hóa, 4:2:1 chính là con số mô tả về tỷ lệ các thành viên trong một gia đình tại quốc gia này. Đó là 4 ông bà, 2 bố mẹ và một người con. Những con số này cho thấy gánh nặng cuộc sống gia đình đang đè nặng lên vai những người lớn tuổi, nhất là người mẹ. 

Ước tính đến năm 2050, dự đoán rằng 1/4 dân số của Trung Quốc sẽ có độ tuổi trên 65. Chính vì nguy cơ dân số già ngày càng tăng đã khiến cho Trung Quốc quyết định bãi bỏ chính sách một con.

chính-sách-1
Chính sách một con của Trung Quốc khiến dân số nước này già đi nhanh chóng và trách nhiệm đè nặng lên vai người mẹ.

một-con-1
Chính sách một con được đẩy mạnh thực hiện thông qua các khẩu hiệu tuyên truyền tích cực.

21 bé trai/28 bé gái: tỷ lệ sơ sinh tử vong trên 1000 ca sinh 

Với những gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thì chính sách một con thực sự không có lợi cho sự chào đời của các bé gái. Trong những năm 1980, sau khi chính sách một con có hiệu lực thì mức độ trẻ nam và nữ thiệt mạng dưới 1 tuổi dừng ở con số 36 trên 1000 ca sinh.

Đến những năm 1990, số lượng bé trai tử vong trước 1 tuổi giảm, nhưng ngược lại số lượng bé gái chết trước 1 tuổi lại tăng. Đầu những năm 2000, tỷ lệ tử vong của bé trai trên 1000 ca sinh là 21, còn bé gái là 28. Có thể thấy chính sách một con ở Trung Quốc đã tạo ra sự mất cân bằng giới tính trầm trọng, kéo theo nhiều hệ lụy sau này.

2000 tỷ tiền phạt

Kể từ năm 1980, khi chính sách một con chính thức có hiệu lực con số tiền phạt được chính phủ Trung Quốc thu từ các cặp vợ chồng vi phạm lên đến 2000 tỷ. Số tiền phạt cao nhất được thu là 7,5 triệu nhân dân tệ (trên 26 tỷ). Nhà làm phim Trương Nghệ Mưu và vợ của ông đã phải chịu mức phạt này khi làm trái chính sách và sinh đến con thứ 3.

Tuy nhiên, cũng chính vì mức tiền phạt quá cao mà chính sách này đã để lại những câu chuyện đau lòng. Năm 2012, dư luận Trung Quốc xôn xao trước việc một thai phụ 7 tháng ở Thiểm Tây bị quan chức địa phương ép phá thai. Nguyên nhân là vì cô không thể trả khoản tiền phạt hơn 6.000 USD (hơn 130 triệu đồng) cho việc sinh con thứ hai. Bức ảnh chụp người mẹ nằm cạnh thai nhi dính máu được đăng tải trên mạng Weibo và sau đó gây nên làn sóng phẫn nộ chưa từng có ở Trung Quốc.

một-con-2
Chính sách một con đã tác động đến nhiều gia đình, khiến nhiều người điêu đứng vì mức tiền phạt quá cao.

Chia sẻ