Nhộn nhịp phiên chợ cuối cùng trong năm của người Mông

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Ngày 29/11 âm lịch được coi là 30 Tết đối với dân tộc Mông, ở huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Sáng 10/1, chúng tôi có mặt tại chợ Pà Cò (huyện Mai Châu) từ sáng sớm ghi nhận không khí nhộn nhịp của người dân đi sắm Tết.

Một số chủ cửa hàng cho biết, hôm nay phiên chợ vẫn mở cửa cả ngày, tuy nhiên đa số người Mông sẽ thu xếp và dọn dẹp từ buổi trưa để về gia đình chuẩn bị đón Tết.

"Người Mông cũng cúng đêm giao thừa, và sáng mai tổ chức cỗ bàn linh đình ở các gia đình nhưng diễn ra trước 1 tháng so với Tết cổ truyền. Vào những ngày Tết này bất cứ ai đến gia đình của người Mông sẽ được mời ăn cỗ, họ mời chân tình và thật lòng", chị Thân Thị Hoa (quê Hà Nam) cho biết, hơn 20 năm định cư tại địa bàn Pà Cò, năm nào gia đình chị cũng được mời ăn Tết, sau đó một tháng là Tết cổ truyền gia đình chị cũng mời người Mông đến ăn Tết.

Ông Ngần Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mai Châu chia sẻ: người Mông chủ yếu tập trung ở 2 xã là Pà Cò và Hang Kia của huyện Mai Châu, họ ăn Tết cổ truyền trước 1 tháng, các hoạt động vui chơi của họ cũng diễn ra sau đó ít ngày rồi trở lại với cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Người dân đã dừng mọi công việc đồng áng và đi chợ sắm Tết trong ngày cuối năm

Người dân đã dừng mọi công việc đồng áng và đi chợ sắm Tết trong ngày cuối năm

Tại chợ Pà Cò, hầu hết các mặt hàng nhu yếu phẩm đều phổ biến, giá cả cũng bình dân.

Tại chợ Pà Cò, hầu hết các mặt hàng nhu yếu phẩm đều phổ biến, giá cả cũng bình dân.

Đối với người Mông khi đến chợ ai cũng ghé hàng gà

Đối với người Mông khi đến chợ ai cũng ghé hàng gà

Đối với dân tộc Mông ăn Tết trước người Kinh 1 tháng và kéo dài 15 ngày (từ 30/11 – 15 tháng Chạp âm lịch hàng năm).

Đối với dân tộc Mông ăn Tết trước người Kinh 1 tháng và kéo dài 15 ngày (từ 30/11 – 15 tháng Chạp âm lịch hàng năm).

Người bán hàng cho biết, dù trang phục ngày nay đã có nhiều thay đổi về chất liệu nhưng một số tình tiết phải làm bằng tay do các mẹ, các chị trong gia đình mua các đồ thổ cẩm về dệt

Người bán hàng cho biết, dù trang phục ngày nay đã có nhiều thay đổi về chất liệu nhưng một số tình tiết phải làm bằng tay do các mẹ, các chị trong gia đình mua các đồ thổ cẩm về dệt

Phụ nữ Mông thường tự tay thêu váy, mua sắm, may quần áo mới cho các thành viên trong gia đình.

Phụ nữ Mông thường tự tay thêu váy, mua sắm, may quần áo mới cho các thành viên trong gia đình.

Từ rất sớm các gia đình trẻ cho con đến chợ để mua sắm quần áo.

Từ rất sớm các gia đình trẻ cho con đến chợ để mua sắm quần áo.

Chợ Pà Cò chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, tuy nhiên hôm nay là ngày cuối năm nên địa phương mở thêm phiên chợ cuối cùng

Chợ Pà Cò chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, tuy nhiên hôm nay là ngày cuối năm nên địa phương mở thêm phiên chợ cuối cùng

Chợ ngày Tết ở đây bày bán đủ thứ, lá chuối là mặt hàng không thể thiếu để gói bánh dày

Chợ ngày Tết ở đây bày bán đủ thứ, lá chuối là mặt hàng không thể thiếu để gói bánh dày

Trẻ em thích thú được đến chợ mua sắm quần áo mới

Trẻ em thích thú được đến chợ mua sắm quần áo mới

Người H'mông (thường gọi là người Mông) ở Mai Châu có dân số ít hơn người Mường và người Thái. Trong quá khứ, họ sống cuộc đời du mục, di chuyển đến vùng đất mới sau mỗi vụ mùa. Nhưng hiện nay, họ đã bắt đầu quen với lối sống định canh định cư để ổn định nơi ở lâu dài.

Người H'mông (thường gọi là người Mông) ở Mai Châu có dân số ít hơn người Mường và người Thái. Trong quá khứ, họ sống cuộc đời du mục, di chuyển đến vùng đất mới sau mỗi vụ mùa. Nhưng hiện nay, họ đã bắt đầu quen với lối sống định canh định cư để ổn định nơi ở lâu dài.

Nhộn nhịp phiên chợ cuối cùng trong năm của người Mông - Ảnh 12.

Các sản phẩm phổ biến nhất tại chợ Pà Cò là thổ cẩm

Chia sẻ