Nhân viên tại cửa hiệu nổi tiếng nói với tôi về thói quen mua sắm của người nghèo: Khi cách tiêu tiền chỉ nhìn giá sẽ nhận về thiệt thòi lớn

Hồng Nhung,
Chia sẻ

Thói quen của người nghèo chính là sẽ kiểm tra giá tiền của một món đồ trước khi đánh giá chất lượng của nó. Họ đang để đồng tiền dẫn dắt cách chi tiêu của mình và đương nhiên điều đó mang lại thiệt thòi lớn.

Luôn lục tìm thẻ giá trước khi xem xét kĩ sản phẩm chính là người nghèo, cơ hội mua hàng rất ít

Tôi có một người bạn nữ đã làm nhân viên ở quầy bán hàng quần áo nổi tiếng trong nhiều năm. Một ngày nọ, tôi trò chuyện với cô ấy và biết rằng ngay khi khách hàng bước vào cô ấy sẽ quan sát họ lập tức.

Nếu vị khách hàng đó lục tung các bảng giá để kiểm tra thay vì xem xét tới chất lượng của sản phẩm thì vị khách đó sẽ là những người nghèo hoặc những người không có khả năng mua. Những người này cơ hội mua hàng rất ít, vì vậy cô ấy thường không lãng phí thời gian tư vấn.

Giật mình nhìn lại thì trong nhiều năm, khi tôi đi mua sắm và nhìn thấy một bộ quần áo cảm thấy thích, tôi sẽ làm một việc nhỏ mà bản thân cũng không nhận ra. Đó là trước khi đánh giá thiết kế, đường cắt và chất liệu thì tôi sẽ tìm kiếm thẻ giá ở trên cùng hoặc dưới cùng của quần áo.

Tôi sẽ im lặng rời đi sau khi tôi lướt qua bảng giá và thấy quá đắt. Sau khi nghe cô bạn nhân viên này phân tích, lúc đó tôi đã rất tức giận vì thực sự tôi là loại khách mà cô ấy đang nói.

Nhân viên tại cửa hiệu nổi tiếng nói với tôi về thói quen mua sắm của người nghèo: Khi cách tiêu tiền chỉ nhìn giá sẽ nhận về thiệt thòi lớn  - Ảnh 2.

Cách tiêu tiền chỉ nhìn giá khiến tôi nhận về thiệt thòi lớn

Nhưng khi về tới nhà, thay vì tự ái thì tôi đã lựa chọn nghiên cứu. Tôi bắt đầu nghiên cứu các nhãn hiệu tôi muốn mua bao gồm câu chuyện thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cách may, chất liệu,... Sau đó lấy hết can đảm để đi đến quầy bán hàng, không tìm kiếm giá tiền và lắng nghe người nhân viên trong quầy giới thiệu sản phẩm. Tôi muốn biết tại sao nó có thể đắt như vậy và tại sao tôi phải trả tiền cho nó?

Tôi nghe được những thông tin quý giá và tôi hiểu ra nhiều giá trị mà trước đây tôi không biết. Hóa ra trước đây tôi chỉ thấy giá chứ chưa bao giờ thực sự nhận ra giá trị của một sản phẩm.

Sau khi cân nhắc, tôi đã mua một chiếc áo khoác cao cấp. Tất nhiên là giá thành vẫn phù hợp với túi tiền của tôi. Đây là chiếc áo do Thụy Sĩ sản xuất, tôi đã nhìn nó vô số lần nhưng luôn quay đi vì giá bán cao.

Không lâu sau vào mùa đông của tháng Giêng, tôi đưa hai con gái nhỏ của mình đến Tokyo Disneyland, Nhật Bản. Trong thời tiết 0 độ, sau khi mặc áo giữ nhiệt và áo sơ mi, tôi chỉ mặc chiếc áo khoác do Thụy Sĩ sản xuất này bên ngoài. Thật không ngờ, nó thực sự ấm áp và khiến tôi tránh được cơn gió lạnh.

Chiếc áo khoác chống gió, chống mưa và ấm áp này khiến tôi bất ngờ. Tôi nhớ rằng, nhân viên bán hàng nói rằng đây là chiếc áo khoác đủ giữ ấm cả khi bạn leo lên đỉnh núi Alps lạnh giá, vì thương hiệu Thụy Sĩ này chuyên về quần áo phục vụ leo núi ngoài trời và tất cả các sản phẩm đều được thử nghiệm và sản xuất trong điều kiện khí hậu vùng cực trên đỉnh Alps.

Wow, lúc đó tôi cảm thấy số tiền mình bỏ ra, nó thực sự đáng giá! Tôi đã mua nó một cách ái ngại nhưng giờ thì lại yêu thích và thấy đáng giá hơn nhiều so với giá tiền mà tôi đã bỏ ra.

Nhân viên tại cửa hiệu nổi tiếng nói với tôi về thói quen mua sắm của người nghèo: Khi cách tiêu tiền chỉ nhìn giá sẽ nhận về thiệt thòi lớn  - Ảnh 3.

Trải nghiệm và giá trị có thể là cốt lõi trước khi bạn để tiền bạc dẫn dắt cách chi tiêu của mình

Sau trải nghiệm này, tôi bắt đầu từ từ tìm hiểu, thử và trải nghiệm giá trị thực của một món đồ hoặc một dịch vụ, thay vì sợ hãi một cách mù quáng và cố chấp về giá cả. Tôi không chỉ chọn món rẻ nhất nữa mà phải nghiêm túc nghiên cứu xem tại sao chúng có thể được bán đắt như vậy. Tại sao rất nhiều người sẵn sàng trả tiền và thậm chí đổ xô xếp hàng để mua chúng.

Những người trả tiền cho một món hàng đắt đỏ không phải ngốc nghếch, họ biết rõ hơn tôi những thứ có giá trị và những dịch vụ tốt là gì. Càng hiểu và trải nghiệm, họ càng có thể học hỏi, từ đó tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị và kiếm được nhiều tiền hơn. Đây có thể là một trong những lý do tại sao người giàu càng tiêu nhiều tiền thì họ càng biết cách kiếm được nhiều tiền hơn.

Rốt cuộc, đây là sự khác biệt giữa tầm nhìn và khuôn mẫu cuộc sống của một người. Nghèo khó có thể được lấy làm động lực để thúc đẩy tôi phấn đấu, nhưng khi tôi thoát khỏi nghèo đói, nó trở thành một hạn chế trong nếp sống của tôi.

Nhân viên tại cửa hiệu nổi tiếng nói với tôi về thói quen mua sắm của người nghèo: Khi cách tiêu tiền chỉ nhìn giá sẽ nhận về thiệt thòi lớn  - Ảnh 4.

Khi chúng ta suốt ngày mang trong mình tư duy nghèo khó, sẽ không đi xa, và sẽ không thể kiếm được nhiều tiền. Đừng sợ tiêu tiền nhưng cũng đừng ham mê vật chất, điều quan trọng là tại sao chúng ta tiêu nó, chúng ta học hỏi và trải nghiệm điều gì từ nó.

Nếu không trải nghiệm điều gì là tốt và điều gì là đỉnh cao, làm sao chúng ta có thể tìm ra điểm mù và phá vỡ khuôn khổ? Làm sao chúng ta có thể mạnh dạn đặt giá cao đúng với giá trị thực của mình?

Hãy nhớ rằng, những người trả tiền, đặc biệt là những người có thể trả nhiều tiền thường có tư duy mà người bình thường không thể hiểu được. Sự khác biệt giữa họ được gọi là "kiến thức" và điều này thường xác định khoảng cách giàu nghèo giữa họ và chúng ta.

Bây giờ, tôi đã không còn hứng thú với việc hưởng thụ vật chất nữa và sẽ không theo đuổi hay lưu luyến nó. Tôi có thể mua một món đồ đắt giá miễn là cảm thấy nó đáng giá.

Theo businesstoday

Chia sẻ