Nhà bỗng dưng cao hơn đường cả... mét, dân khốn khổ "bắc thang" di chuyển

Hương Thu ,
Chia sẻ

Sau khi công trình nâng cấp đường Bạch Đằng (quận Tân Bình, TP HCM) hạ cốt nền, nhiều ngôi nhà hai bên bỗng cao hơn mặt đường hơn cả mét khiến đi lại khó khăn. Người dân phải bắc thang mới vào được nhà.

nhacaohonduong19
Công trình nâng cấp và mở rộng đường Bạch Đằng và Hồng Hà (quận Tân Bình, TP HCM) thuộc dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được thi công từ tháng 11/2015. Theo dự kiến, công trình này sẽ hoàn thành vào tháng 2/2016. Tuy nhiên, đến nay đoạn đường Bạch Đằng vẫn ngổn ngang đất cát đào đường.

nhacao
Trong khi một số đường ở TP.HCM, dân kêu than vì nâng nên đường khiến nhà thành hầm thì người dân ở đường đường Bạch Đằng lại khổ do mặt đường được hạ cốt nền, khiến nhà cao hơn đường, biến thành...gò.

nhacaohonduong4
Trong đó, "nặng" nhất là đoạn Bạch Đằng giao với Hồng Hà, có nhà cao hơn mặt đường tới khoảng 1,5m, lòi cả dây cáp, ống cống ra ngoài.

nhacaohonduong1
Nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi công trình đang thi công, một số nhà không thể làm dốc lên xuống vì độ dốc quá lớn.  Nhà thành gò cao, khiến người dân phải bắc thang mới vào được nhà.

nhacaohonduong9
Để có lối vào nhà, bgười dân phải dùng đất đắp dốc lên với góc nghiêng như thế này.

nhacaohonduong13
Tuy nhiên do ngổn ngang vật liệu xây dựng hoặc độ cao lớn nên không phải nhà nào cũng có thể làm dốc lên. Trong ảnh, người đàn ông cố gắng chạy xe vào nhà nhưng rất khó khăn.

nhacaohonduong3
Bà Nguyễn Thị Lan (54 tuổi) đang cố gắng san phẳng đống đất ngay trước nhà để làm dốc lên. "Đường này thi công nửa năm nay rồi mà vẫn chưa đâu vào đâu hết. Hầu như ngày nào cũng có người té ngã, việc buôn bán thì ảnh hưởng vì làm gì có chỗ mà dừng xe mua hàng", bà Lan nói.

nhacaohonduong16
Những người đi bộ thì trèo lên trèo xuống bằng bậc thang gỗ còn được, chứ đi xe thì phải chạy một quãng dài mới có lối xuống đường. Chạy từ vỉa hè xuống đường đã khổ vậy, chạy lên còn khổ hơn. Bà Lan kể đã có trường hợp chạy xe từ dưới đường lên, do chênh lệch độ cao quá lớn nên xe phi thẳng vào trong nhà dân.

vnhacaohonduong18
Vì đường khoét sâu xuống, vỉa hè cũ bỗng nhiên đứng chơ vơ. Phần đường trước kia là vỉa hè nay trở thành lối đi chính của người dân, xe cộ. Họ phải đi men theo những lối đi hẹp, gập ghềnh thế này để xuống lòng đường. Có nhiều trường hợp phụ nữ tay lái yếu nên bị té ngã hoặc phải dắt xe.

nhacaohonduong2
Người đi bộ nhiều khi cũng phải dò dẫm từng bước nếu không muốn bị té ngã.

nhacaohonduong8
Và nền đường quá thấp nên một tòa nhà đã phải xây thêm bậc thang để có lối đi cho nhân viên.

nhacaohonduong7
Nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải ế ẩm hoặc đóng cửa do công trình đang thi công, không còn lối lên xuống cho khách hàng.

nhacaohonduong11
Anh Nguyễn Hữu Thắng (44 tuổi) rầu rĩ nói: "Trước kia khi chưa làm đường thì tôi bán từ 4h chiều, giờ phải bán từ sáng để bù lại lượng khách. Tuy nhiên vẫn ế quá, giảm hơn 1 nửa so với trước. Vì người ta vào ăn, thấy không có chỗ để xe, chỗ ngồi nên bỏ đi thôi. Tôi đang cố gắng đi kiếm mặt bằng mới để buôn bán".

nhacaohonduong15
Nhiều quán khác thì phải làm bảng hiệu thông báo vẫn bán bình thường ngay giữa đường.

nhacaohonduong10
Trưa nắng  thì nơi đây bụi bặm. Còn vào buổi sáng xe tưới phun nước làm mặt đường nhầy nhụa, nhiều người tay lái yếu bị loạng choạng. Một số đoạn nước đọng lại lâu ngày bốc mùi hôi thối.

nhacaohonduong14
Ông Nguyễn Vĩnh Ninh (phó giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1, TP.HCM) cho biết dự án nâng cấp và mở rộng đường Bạch Đằng và Hồng Hà (Q.Tân Bình) thuộc dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức) đã xác định cao độ mặt đường được thực hiện đúng theo quy hoạch. Theo ông Ninh, Khu quản lý giao thông đô thị số 1, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát cứ hai tuần một lần tổ chức cuộc họp với UBND quận, phường, tổ giám sát cộng đồng dân cư để giải quyết những vướng mắc hoặc tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con trong quá trình thi công công trình.

Chia sẻ