Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn

Trung Hạ,
Chia sẻ

Xã hội có rất nhiều công việc khác nhau, nhưng công việc mà người phụ nữ ở Thiểm Tây (Trung Quốc) này làm rất “hiếm lạ” và dễ bị hiểu lầm.

Tắm rửa cho người già

Nhiếp Tích Yến, 40 tuổi, từng là chủ của một công ty du lịch ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Dịch bệnh năm 2019 đã làm mọi thứ điêu đứng, cô phải nghĩ đến công việc khác, tự hỏi bản thân liệu có nên đổi nghề không?

Lúc này, hàng xóm đã giới thiệu cho cô công việc liên quan đến người già ở Thượng Hải, cơ bản là giúp đỡ người già chăm sóc cơ thể.

Công việc vất vả nhưng thu nhập lại rất đáng kể. Để có cuộc sống tốt hơn, Nhiếp Tích Yến đã quyết định đến Thượng Hải để tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc người già.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 1.

Nhiếp Tích Yến

Sau khi quan sát và tìm hiểu, Nhiếp Tích Yến phát hiện ra lĩnh vực điều dưỡng cho người già rất phong phú, và một trong những nghề có mức lương rất cao, đó là người tắm rửa, có thể kiếm được 500 NDT (hơn 1,7 triệu đồng) trong 2 giờ.

Công việc này đòi hỏi phải có thể lực và sự kiên trì. Bởi lẽ phục vụ người già không còn khả năng di chuyển là chuyện không hề dễ dàng. Ngoài ra, người cao tuổi hạn chế khả năng vận động, thể trạng khác nhau, dù mức lương đặc biệt cao nhưng vẫn rất ít người làm loại công việc này.

Nhưng đối với Nhiếp Tích Yến mà nói, đây không phải là vấn đề. Thế là cô đã nộp hồ sơ, đi phỏng vấn và được nhận vào làm người chuyên tắm rửa cho người già.

Sau khi nắm vững kiến thức công việc nhất định, Nhiếp Tích Yến cũng chính thức bắt đầu công việc. Ban đầu, cô luôn cảm thấy có chút lo lắng khi tắm cho một số người lớn tuổi, sợ rằng mình sẽ không thể xử lý được những sự cố bất ngờ.

Về sau, thời gian trôi qua, cô dần cảm thấy thoải mái hơn với công việc này, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nhiều gia đình và gặp gỡ những người lớn tuổi khác nhau, Nhiếp Tích Yến đã hiểu sâu hơn về nghề tắm rửa cho người già.

Nghề nghiệp bị hiểu lầm

Khi Nhiếp Tích Yến mới bắt đầu đi làm, nghề này thường bị một số khách hàng hiểu lầm, nhất là những lần nhận được sự gợi ý từ một số khách hàng nam, hỏi xem có dịch vụ nào khác không. Gặp tình huống như vậy, cô cũng rất bất lực nhưng phải giải thích lại cặn kẽ.

Trên thực tế, yêu cầu chuyên môn của người cung cấp dịch vụ tắm rửa này rất nghiêm ngặt. Một số người cho rằng tắm rửa chỉ là kỹ năng cơ bản bình thường, “có gì mà khó”. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn mới biết, không phải ai cũng có trình độ chuyên môn và chịu đựng được nghề này.

Hơn hết, việc tắm không chỉ đơn thuần là tắm, mà còn mang lại sự đồng hành tâm lý cho người già.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 2.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 3.

Một số người lớn tuổi thậm chí tiểu không tự chủ do bệnh tật, lâu ngày tâm lý có thể thay đổi, họ có thể cảm thấy đó là gánh nặng cho con cái, chất lượng cuộc sống giảm sút trầm trọng. Lúc này, người tắm rửa giúp những người cao tuổi này không chỉ loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể mà còn xoa dịu tâm hồn họ.

Trở thành người cung cấp dịch vụ tắm rửa, bạn không chỉ phải học cách giao tiếp với người già mà còn phải có khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp. Ví dụ, khi một người lớn tuổi đang tắm, nếu căn bệnh nào đó tái phát thì nhân viên phải biết kiến thức sơ cứu đúng đắn. Ngoài ra, người đó cũng phải chú ý đến những biện pháp phòng ngừa nhất định mà các bệnh nhân khác nhau có khi tắm.

Toàn bộ quy trình phục vụ tận nhà cũng có những tiêu chuẩn nhất định, khách hàng cần đặt lịch trước rồi ký hợp đồng dịch vụ.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 4.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 5.

Mỗi nhóm phục vụ về cơ bản bao gồm hai nam và hai nữ, vì giới tính của người cao tuổi cần dịch vụ cũng sẽ khác nhau. Ví dụ với khách hàng nam, nữ phụ tá sẽ giúp vệ sinh chân tay, còn nhân viên nam sẽ làm sạch một số bộ phận riêng tư. Đối với khách hàng nữ thì ngược lại. Vì ngay cả những người lớn tuổi cũng sẽ hơi xấu hổ khi gặp tình huống nhạy cảm.

Nghề tắm rửa cho người già bị bủa vây bởi những tin đồn, cách nghĩ không đứng đắn. Dù vậy, Nhiếp Tích Yến cũng không quan tâm mà chỉ tập trung làm tròn trách nhiệm của mình.

Thay hậu bối chăm sóc trưởng bối

Nhiếp Tích Yến tin rằng bên cạnh làm việc kiếm tiền, quan trọng hơn, việc có thể giúp đỡ những người già cũng là một phần của hành thiện tích đức.

Người phụ nữ chuyên phục vụ người già với thù lao 1,7 triệu đồng cho 2 giờ, làm nghề có tâm nhưng thường bị hiểu lầm không đứng đắn - Ảnh 6.

Có lần Nhiếp Tích Yến chăm sóc một ông già bị liệt trên giường. Thế nhưng ông lại có loại suy nghĩ tiêu cực, trong khi ông nhận được rất nhiều tình yêu thương từ con cháu.

Nhiếp Tích Yến cùng đồng nghiệp cẩn thận giúp ông tắm rửa, đồng thời trò chuyện để xoa dịu tâm hồn ông. Khi cô khuyên ông hãy giữ gìn sức khỏe, ông nói ông nghĩ mình đã già chỉ có thể nằm trên giường, trở thành gánh nặng cho các con, và ông không muốn làm liên lụy đến con cháu.

Trong tình huống như vậy, điều mà nhân viên phải làm là giúp người già tắm rửa cẩn thận, bởi vì đối với họ, cơ thể không sạch sẽ gây mùi hôi khó chịu, lâu ngày cũng tạo ra một loại áp lực trong lòng.

Nhiếp Tích Yến cũng gặp không ít trường hợp người lớn tuổi nhắm mắt xuôi tay trong quá trình tắm rửa. Điều nhân viên cần làm là tiếp tục giúp người già làm sạch cơ thể, để họ ra đi trong bộ dạng sạch sẽ, chỉnh tề nhất.

“Đương nhiên, ban đầu tôi làm nghề này vì tiền. Nhưng khi tiếp xúc với nhiều số phận khác nhau, tôi như nhìn thấy tương lai của bản thân trong đó, lòng ngậm ngùi thương xót. Tiền luôn quan trọng, nhưng làm việc với cái tâm có lẽ vẫn hơn khi làm trong sự vô cảm”, Nhiếp Tích Yến nói.

Nguồn: Toutiao

Chia sẻ