Người đàn ông 58 tuổi “khăng khăng” đòi bỏ bữa tối để chữa bệnh tim mạch: Nửa năm sốc nặng khi nhận kết quả

Tùng Chi,
Chia sẻ

Khi có những vấn đề liên quan đến tim mạch cần điều trị, chúng ta không nên chủ quan cũng như thực hiện các chế độ ăn và sinh hoạt không hợp lý. Điều này có thể dẫn đến những tác động ngược khiến cho cơ thể chịu nhiều áp lực, câu chuyện về nhân vật dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó.

Người trung niên có nên bỏ bữa?

Ông Lý (58 tuổi) đến từ Hồ Nam (Trung Quốc) sau khi chịu nhiều vất vả và áp lực, ông cảm thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu dần. Sau khi được con trai đưa đi kiểm tra, bác sĩ đã đưa ra kết luận ông bị xơ vữa động mạch cảnh và tăng lipid máu. Hai bệnh này đều có liên quan đến sức khỏe tim mạch, vậy nên chế độ ăn uống và sinh hoạt là cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị.

Ông Lý đã nghiên cứu và tìm hiểu các phương pháp hạ lipid và làm mềm mạch máu để cải thiện sức khỏe.

Người đàn ông 58 tuổi “khăng khăng” đòi bỏ bữa tối để chữa bệnh tim mạch: Nửa năm sốc nặng khi nhận kết quả  - Ảnh 1.

Trong một lần gặp gỡ những người bạn cũ, khi biết được tình trạng sức khỏe của ông Lý, một người bạn đã khuyên ông rằng: “Nếu ông chưa thấy sức khỏe cải thiện, hãy bỏ 1 bữa trong ngày, nó sẽ tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh của ông đó”.

Sau khi nghe, ông Lý cũng có nhiều thắc mắc, tuy nhiên, ông vẫn tìm kiếm thông tin trên mạng để tìm hiểu thêm. Mặc dù trên các trang báo không nói rõ việc nhịn một bữa trong ngày sẽ giúp hạ lipid máu hay cải thiện bệnh tim nhưng lại có nhiều thông tin cho thấy tác hại của bữa tối đối với cơ thể. Nhiều bài báo cho rằng, nếu người trung niên và người già ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa sẽ có hại cho sức khỏe tim mạch. Vậy nên ông Lý đã quyết tâm bỏ bữa tối để hỗ trợ điều trị cho sức khỏe của mình.

Sau nửa năm thực hiện chế độ này, ông Lý thấy tình trạng sức khỏe chưa có nhiều tiến triển nên đã đi khám lại. Kết quả hoàn toàn trái ngược với những mong đợi, bệnh xơ cứng mạch máu của ông không được cải thiện, nồng độ lipid trong máu tăng cao và thêm 1 vấn đề mới lại xuất hiện - loét dạ dày.

Khi có kết quả này, không chỉ ông Lý mà bác sĩ cũng vô cùng bất ngờ. Sau khi tìm hiểu kỹ về chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống, thì bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân. 

Bệnh tình ngày càng nặng là bởi, khi ông Lý bỏ bữa tối, cơ thể bắt đầu suy thiếu chất dinh dưỡng, nên ông thường xuyên cảm thấy đói vào ban ngày. Ông cho rằng nếu bỏ bữa tối thì bữa sáng và bữa trưa ăn thêm một chút cũng không sao. Vậy nên, mỗi ngày vào bữa sáng, ông Lý đều ăn một bát cháo và vài chiếc bánh bao thịt lớn.

Người đàn ông 58 tuổi “khăng khăng” đòi bỏ bữa tối để chữa bệnh tim mạch: Nửa năm sốc nặng khi nhận kết quả  - Ảnh 2.

Trước đây, buổi trưa mỗi ngày ông chỉ ăn hai bát cơm, bây giờ mỗi bữa, ông tăng lên ba bát. Sau bữa trưa, thỉnh thoảng ông còn ăn thêm bánh quy, sandwich và bánh ngọt.

Vào buổi chiều, thỉnh thoảng người đàn ông còn nấu thêm một bát mì thịt lớn. Vậy nên mặc dù bỏ bữa tối, nhưng thực tế ông Lý lại bổ xung thêm quá nhiều thực phẩm trong các bữa còn lại. 

Thói quen ăn nhiều vào ban ngày và bỏ bữa tối sẽ không có lợi cho việc kiểm soát lipid máu. Hơn nữa, thói quen ăn uống thất thường, quá no hay quá đói chính là thủ phạm chính khiến ông Lý bị loét dạ dày.

Đối với người trung niên và người già, việc bỏ bữa tối trong thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về dạ dày, suy dinh dưỡng nghiêm trọng và suy giảm khả năng miễn dịch. 

Bữa tối có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ

Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường của Trung Quốc, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chất lượng carbohydrate tiêu thụ trong bữa tối có ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Khi chúng ta tiêu thụ carbohydrate chất lượng cao thay vì các loại chất lượng thấp, nguy cơ tử vong do tim mạch sẽ giảm 25% và nguy cơ tử vong thông thường giảm 19%.

Người đàn ông 58 tuổi “khăng khăng” đòi bỏ bữa tối để chữa bệnh tim mạch: Nửa năm sốc nặng khi nhận kết quả  - Ảnh 3.

Một số thực phẩm có carbohydrate chất lượng cao có thể kể đến các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, các loại hạt. Còn các thực phẩm có carbohydrate chất lượng thấp đó là gạo trắng, bột mì hay các đồ có hàm lượng tinh bột cao, khiến tăng lượng đường trong máu. 

Cách thực sự để duy trì sức khỏe tốt là chúng ta không bỏ bữa tối ngay lập tức, dẫn đến ăn quá nhiều và nhanh đói. Thay vào đó, hãy ăn bữa tối vừa phải, ăn trái cây, rau quả tươi, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ