Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang

Bài, ảnh: Hoàng Lê,
Chia sẻ

Ngôi chùa nằm biệt lập giữa một cù lao hẻo lánh xa xôi ở Bến Tre đang nuôi dưỡng hàng chục đứa trẻ “con ai đem bỏ chốn này”.

Mất hơn ba tiếng đồng hồ chạy xe máy và hai mươi phút qua phà, chúng tôi mới đến được ngôi chùa mang cái tên Vạn Đức, ngụ tại xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nơi bé Phạm Đức Lộc, em bé bị não úng thuỷ đang được các nhà sư chăm sóc sau khi từ Singapore trở về. Vừa bước qua cổng chùa đã thấy hai câu thơ đập vào mắt: "Con ai đem bỏ chùa này – A Di Đà Phật, con thầy thầy nuôi". Hai câu thơ ấy nói lên cơ duyên và sự từ tâm của vị trụ trì đang phải ngày đêm cưu mang, nuôi nấng gần 100 đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.

Clip: Vẻ đáng yêu của những đứa bé ở chùa Vạn Đức (thực hiện: Lê Hoàng)

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 2.

"Con ai đem bỏ chùa này - Ai Di Đà Phật, con thầy thầy nuôi"

Một đêm mở cửa, thấy trẻ con nằm trước chùa

Thầy Thích Lệ Hiếu, trụ trì chùa Vạn Đức kể, mình chuyển từ chùa Ấn Quang (Q.10, TP.HCM) về chùa Vạn Đức từ năm 2010. Lúc đó, nơi đây mới chỉ là một cái am nhỏ với mấy gian nhà tạm bợ, vách lá dừa, xung quanh cây cỏ mọc um tùm. Những ngày đầu, ngôi chùa chỉ có 3 nhà sư tu học. Dần dà nhờ sự đóng góp của các Phật tử, chùa cũng từng bước có tường gạch.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 3.

Nhiều trẻ bị bỏ rơi khi mới lọt lòng.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 4.

Nhà chùa dành 1 phòng riêng cho các con.

"Một đêm, ba thầy trò tiến hành tụng kinh như thường lệ. Vì trời nóng nên chúng tôi mở cửa ra cho mát. Cửa vừa mở, thầy bất ngờ khi thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm dưới đất. Lúc này quả thật rất lúng túng, bởi mình đi tu từ nhỏ, không lập gia đình, nên không biết bế trẻ kiểu gì, cứ xốc đại mà mang vào" – thầy Hiếu nói.

Vì không có kinh nghiệm chăm trẻ, nên suýt chút nữa thầy Hiếu đã làm đứa bé nguy kịch.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 5.

Những ngày đầu vì không biết chăm trẻ, thầy Hiếu gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 6.

Các "chú tiểu" quây quần bên một ni sư để giành bánh.

"Thấy con xanh xao mệt lả, sẵn có sữa bò bịch, nghĩ cũng tốt chứ không sao, mình mới mớm cho đứa bé. Không ngờ đến sáng thì bé bị sình bụng. Hoảng quá, mấy thầy trò mới cầu cứu má Năm gần chùa. Má chỉ cho cách hơ gáo dừa vuốt trước bụng thì đứa bé mới ọc hết sữa từ trong bụng ra" – thầy Hiếu kể.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 7.

Để bảo đảm an toàn, nhà chùa làm những chiếc cũi bằng inox giữ trẻ.

Những ngày sau đó, người trụ trì chùa Vạn Đức phải vất vả đi xin sữa của những các bà mẹ vừa sinh con trong xóm cho đứa bé bú. Vì ngôi chùa biệt lập giữa cù lao, nên để mua được quần áo, tã lót cho đứa trẻ, nhà sư phải đi một quãng đường rất xa để vào trung tâm thành phố.

"Nhiều người thấy mình tất bật đi mua đồ cho trẻ cứ nghĩ sao nhà sư tu hành mà lại có vợ con nên xỉa xói, bàn ra nói vào nhiều lắm. Những ngày đầu tiên, mình phải cắn răng chấp nhận nỗi oan không thể tả" – thầy Hiếu lắc đầu nhớ lại.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 8.

Để chăm được những đứa trẻ khoẻ mạnh là cả nỗ lực lẫn hi sinh rất lớn của nhà chùa.

Khi đứa nhỏ đầu tiên (được thầy Hiếu đặt tên là Phạm Đức Như) tạm ổn định, thì sư thầy lại tiếp tục phát hiện có trẻ bị cha mẹ vứt trước cổng. Cứ thế, đứa nọ chồng đứa kia, chẳng mấy chốc mà chùa đã có gần chục "đứa con". Thấy nơi này nhận nhiều trẻ bị bỏ rơi, nhiều gia đình khó khăn cũng tìm đến nhờ chùa nuôi giúp. Không đành chối từ, thầy Hiếu đều vui lòng đón nhận.

Nỗi lòng của "người cha"

"Quân số" càng lúc càng đông đảo mà kinh phí nhà chùa có hạn, sư thầy lại tất bật từ Bến Tre lên Sài Gòn tìm những nguồn quỹ hỗ trợ. Sợ những đứa bé không được chăm sóc chu đáo, nhà chùa thuê hẳn hai người bảo mẫu để lo lắng cho các em.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 9.

Thầy Hiếu cho biết, nhà chùa thuê bảo mẫu riêng nhằm chăm sóc một cách tốt nhất sức khoẻ của trẻ.

Hỏi về kỷ niệm vui buồn trong những ngày "nuôi con" bất đắc dĩ, thầy Hiếu mỉm cười nói: "Hồi mới bắt đầu có trẻ, có một cô mạnh thường quân đến phụ giúp tắm các con. Nhưng sau này cô cũng lấy chồng sinh con nên không vào chùa nữa, mình phải tự mình tắm. Không biết làm sao, mình cứ để đứa trẻ ngâm dưới nước vì thấy nước mát, đến nỗi một hồi nó tím tái luôn. Đến hôm đem đi bệnh viện mới biết con bị viêm phổi. Thiệt đúng là tội của mình".

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 10.

7 năm trôi qua, những đứa trẻ sơ sinh ngày nào giờ đã lớn.

Đến năm 2015, sau 5 năm nuôi trẻ, nhà chùa chính thức được cấp phép thành lập mái ấm Đức Quang, dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng lẫn sự yêu thương, ủng hộ hết mình từ các Phật tử, người dân như tiếp thêm động lực để các sư chùa Vạn Đức vượt qua tiếp những tháng ngày sóng gió phía trước.

"Giờ ở mái ấm đã có 97 trẻ, hơn một nửa trong số này thuộc trường hợp mồ côi đặc biệt, mất cả cha lẫn mẹ. Nhiều con đã vào tiểu học, đứa lớn nhất cũng đã 18 tuổi, còn đứa nhỏ nhất thì… mới 5 ngày" – thầy Hiếu nói và chỉ về phía một chiếc nôi trong phòng. Bé gái ấy bị cha mẹ bỏ dưới gốc cây gần chùa ngay giữa ban ngày, khi bé Phạm Đức Lộc mới từ Singapore trở về.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 11.

Bé gái nhỏ nhất tính đến thời điểm này bị bỏ rơi tại chùa - mới 5 ngày tuổi.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 12.

Nhiều mạnh thường quân đến để thăm trẻ và hỗ trợ chùa.

Cũng có cha mẹ sau một thời gian gửi con trong chùa đã đến nhận lại con. Những lúc ấy, công đoạn bàn giao trẻ trở về gia đình rất phức tạp. Thầy Hiếu cho biết, ngoài chụp hình lưu lại, còn phải chứng tỏ với họ rằng nhà chùa nuôi trẻ đàng hoàng, không hành hạ, đánh đập gì cả. Nhưng thứ mất mát nhiều hơn đến từ mặt tình cảm, bởi ít nhiều gì các con cũng đã ăn cùng, ngủ cùng các sư trong chùa như một gia đình.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 13.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 14.

Các em lớn lên, bước vào tuổi đi học cũng là gánh nặng rất lớn với các sư thầy.

Từ ngày trường hợp của bé Phạm Đức Lộc được dư luận chú ý, nhiều mạnh thường quân đã không quản đường sá xa xôi tìm đến chùa thăm đứa trẻ, xin bệnh án. Thầy Hiếu vui mừng khi bá tánh đã đồng cảm cùng nhà chùa, nhưng xung quanh thầy, gánh nặng không chỉ dừng lại ở đứa trẻ não úng thuỷ bất hạnh. Vẫn còn nỗi lo cơm áo gạo tiền, học hành, sức khoẻ cho 96 trẻ còn lại.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 15.

Các anh lớn phơi đồ cho em nhỏ.

Tôi bắt gặp em Trương Minh Khánh (15 tuổi, pháp danh Ý Tâm Nghĩa) khi em đang phơi đồ ngoài sân sau. Chú tiểu bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ cho biết, em vừa được trường cử đi thi học sinh giỏi địa lý và tiếng anh. Em kể về hoàn cảnh của mình một cách tự nhiên, không giấu giếm, cũng không buồn bã. Dường như khi vào chùa Vạn Đức, hoàn cảnh thế gian đã không còn quan trọng, bởi giờ đây, các em đã có một gia đình mới.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 16.

Chú tiểu Ý Tâm Nghĩa kể về hoàn cảnh của mình.

Ngoài bé Phạm Đức Lộc, còn có 96 đứa trẻ đáng thương khác đang được chùa Vạn Đức cưu mang - Ảnh 17.

Thầy Thích Lệ Hiếu, "người cha" bất đắc dĩ của 97 trẻ mồ côi tại chùa Vạn Đức.

Đoạn, thầy đọc cho tôi nghe những câu thơ do chính mình làm, đúc kết lại cả quãng thời gian 7 năm "làm cha" ròng rã:

"Con ơi con ngủ cho ngoan

Chén cơm bát gạo bà con giúp mình

Thân thầy như cánh lục bình

Ôm con thơ dại hoá duyên khắp miền."

Chia sẻ