Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh

Long Vân,
Chia sẻ

Năm Giáp Thìn 2024, người chơi cây, sành cây đang chuyển sang chơi cây dáng rồng, dáng long. Các nghệ nhân đất tổ nghề trồng cây cảnh cho biết, trong 12 con giáp – rồng thể hiện sức mạnh, quyền uy nhất nhưng lại rất uyển chuyển. Vì thế, việc tạo ra các tác phẩm theo hình linh vật này rất công phu.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 1.

Ai từng đến làng cây cảnh Vị Khê nằm ven sông Hồng thuộc xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) đều cảm nhận được bầu không khí mát lành tại những nhà vườn. Dọc đường vào làng là những vườn cảnh xanh mướt với đủ loại cây. Cây nào cũng được chăm sóc tỉ mỉ, mang một hình dáng riêng.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 2.

Chúng tôi tìm vào nhà nghệ nhân Đỗ Duy Quân (SN 1961) - Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Điền Xá, người có hơn 30 năm làm cây cảnh. Năm 2024 là năm Thìn, người chơi cây, sành cây đã chuyển sang chơi cây dáng long, hình rồng. Trong 12 con giáp, rồng thể hiện sức mạnh, quyền uy nhất nhưng lại rất uyển chuyển.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 3.

Theo ông Quân, loại cây phù hợp nhất để làm dáng long là cây sanh Nam Điền. Đây là loại cây có lá xanh biếc. Một đặc điểm khiến sanh Nam Điền rất được ưa chuộng là lâu phá thế; một khi, cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 4.

Trải qua hàng nghìn năm, đất Nam Điền có đa dạng các loại cây cảnh với nhiều thế cây phong phú, toát lên sức sống của từng loài và ẩn chứa trong đó là những triết lý sâu sắc. Ví dụ, cây sanh thế long giáng khi chế tác bắt buộc phải có 5 tán.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 5.

Ông Quân cho hay, cây cảnh hình rồng có nhiều thế như: Long giáng, long thăng, long cuốn thủy, lưỡng long tranh châu… Tuy nhiên, hiện nay, thế long giáng và thế long thăng được nhiều người lựa chọn hơn cả.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 6.

Cây dáng rồng có điểm chung là thân dài, uốn khúc nhiều lần, uốn liên tục, mềm mại, uyển chuyển linh hoạt như rồng đang chuyển động. Các cành cây được uốn thành chân rồng. Tán lá làm bàn chân rồng, lá nhỏ và thưa. Gốc cây thường là đầu rồng nên phải to và có nhiều u bướu. Đầu, thân và đuôi phải lột tả được vẻ oai phong của rồng.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 7.

Một cặp cây sanh thế long mai bò có giá hàng tỷ đồng.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 8.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 9.

"Đầu rồng" và "ngực rồng" nằm ngay trên một chậu. Thân cành gân guốc, u bướu, vặn xoắn biểu lộ tinh thần bền bỉ, dẻo dai, vượt qua mọi khó khăn, ngạo nghễ vươn lên của rồng.

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 10.

Thế cây quần long

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 11.

Thế long hóa

Ngắm những cây sanh hình rồng già cỗi, độc lạ ở đất tổ nghề cây cảnh - Ảnh 12.

Vị Khê nằm ven sông Hồng (xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định) là một làng nghề truyền thống đã có tuổi đời hơn 800 năm và được mệnh danh là đất tổ của nghề trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam. Hằng năm, từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng, lễ hội hoa, cây cảnh Vị Khê được tổ chức tại đình làng để tri ân công đức Tổ làng nghề và là dịp để các nghệ nhân giao lưu học hỏi, trưng bày những tác phẩm đẹp, tìm kiếm cơ hội hợp tác, buôn bán, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống đến du khách thập phương.
Chia sẻ