Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết

Tưởng Ký,
Chia sẻ

Ngày đụng lợn vui thì cũng vui đấy, nhưng âu cũng vì nghèo mà lũ trẻ bỗng chẳng ngoan như ngày thường.

Hằng năm, cứ đều đặn sau 23 tháng Chạp là gia đình tôi lại chuẩn bị mổ lợn ăn Tết. Thịt lợn ấy sẽ được dùng để rán mỡ, gói giò, làm mọc, treo gió làm thịt khô và đặc biệt là một bữa tiết canh lòng lợn ngon để đời. Thường thì ông bà nội ở với chú út, đồng nghĩa với việc lợn do chú thím nuôi. Ông bà đứng ra chủ trì và ngày thịt lợn luôn là một ngày xôm tụ và hạnh phúc nhất năm của gia đình tôi.

Giấu diếm đêm hôm thịt lợn chui

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 1.

Khi ông bà nội tôi còn sống, năm nào cả nhà cũng đụng lợn mỗi dịp xuân về (Ảnh: Internet).

Thời ấy kinh tế còn khó khăn, tuy không còn cảnh cấm giết lợn nhưng nếu có thịt thì vẫn phải giữ ý vì sợ hàng xóm gièm pha. Đêm trước ngày thịt lợn, bố tôi được "biệt phái" sang nhà ông bà để đúng 3 giờ sáng là hành động. Năm ấy tôi đang ốm, khóc lóc cả đêm không để cho ai ngủ, dỗ mãi không được thế là được bố cho đi xem giết lợn - một lần duy nhất trong đời.

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 2.

Nhà nghèo nên lợn còi, chia cho bốn nhà cũng chỉ đủ gói ít giò, làm nhân bánh chưng (Ảnh: Internet).

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 3.

Nếu là cả dòng họ hoặc một khu cùng chung, cảnh chia thịt sẽ rộn ràng như thế này (Ảnh: Internet).

Đêm 27 Tết, để tránh gây ra âm thanh khuấy động làng xóm chú tôi cho lợn nhịn đói một đêm. Ông tôi, chú thím và bố là bốn người hè nhau vào chuồng dồn con lợn. Nó đói cả đêm nằm bẹp một chỗ, thím tôi lấy cái bao đựng tro bếp chụp vào đầu, con lợn sặc tro và tắt thở trong tích tắc. Ba người còn lại nhanh tay trói chặt con lợn, dô ta khiêng nó ra khoảng sân giếng rồi dội ngay một hai gáo nước sôi và chọc tiết. Khoảnh khắc nó khục khoặc ra mấy tiếng, mắt trợn trừng lên rồi tắt thở cứ thế ám ảnh tôi mãi đến tận bây giờ. Niềm vui của con người hóa ra lại được đánh đổi bằng cái chết của một sinh vật khác như thế...

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 4.

Lòng, tiết canh luôn là hai đặc sản mỗi lần đụng lợn (Ảnh: Internet).

5 cái roi chiều 27 Tết

Đói cả năm, tôi cũng như bao đứa trẻ khác chỉ mong có mấy miếng thịt lợn và tóp mỡ, thế nên chuyện lợn chết cũng không làm tôi buồn được lâu. Tôi được giao cho cầm một nắm muối để bỏ ngay vào chậu tiết đỏ au cho khỏi đông. Sau đó bố tôi và chú út mỗi người một bên mổ phanh con lợn, cạo lông và xẻ thịt gọn ghẽ, riêng cái thủ lợn chặt để sang một bên cho nhà chú thím, bộ lòng và xương chờ đội chị em dâu đến xử lý.

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 5.

Chiếc cân đồng cổ xưa được ông tôi trọng dụng mỗi lần chia thịt cho con cháu (Ảnh: Internet).

Xong xuôi cũng đã gần 4 rưỡi sáng, lúc này bà nội và mẹ tôi, bác cả bác hai mới lục tục kéo đến, người đánh tiết canh, người làm lòng, người trộn dồi, người làm nước xuýt. Đám trẻ con thì nhận phần tuốt vỏ lạc và giã nhỏ, nhặt rau thơm để làm nhân dồi. Nhà ông bà nội tôi chưa bao giờ vui như ngày thịt lợn, mắt ai cũng hấp háy niềm vui, tiếng nói tiếng cười còn rộn ràng hơn cả ngày Tết.

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 6.

Món tiết canh tiêu chuẩn gồm có lạc, rau thơm, sụn, tiết, và chanh tươi (Ảnh: Internet)

Ông tôi chủ trì việc chia phần thịt lợn, ông cầm một chiếc cân đồng, loại gồm một chiếc đĩa và một quả chuông đứng giữa sân và đưa ra "phán quyết": Nhà chú út được cái thủ lợn và phần tư thịt, nhà tôi, bác cả, bác hai như nhau, mỗi nhà một tảng đùi lợn. Nói thì nghe có vẻ to tát, nhưng con lợn được gần 50 cân, tính ra mỗi nhà chỉ được dăm cân thịt sau khi đã trừ xương và lòng. Méo mó có còn hơn không, dăm cân với 5 người nhà tôi, 8 người nhà bác cả, 7 người nhà bác hai và 9 người nhà chú út đã là quá thịnh soạn. 

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 7.

Đói ngày giỗ cha, lo ba ngày Tết, bởi thế nên Tết lúc nào cũng tươm tất và chỉn chu (Ảnh: Internet).

Khoảnh khắc tôi được và một miếng cơm cùng bát nước luộc lòng sao mà ngon đến thế, anh em tôi và lấy và để ba cái là hết bát cơm. Miếng dồi tôi cũng chẳng rõ vị nó thế nào vì chưa kịp ngửi đã nuốt vội, sợ anh Vinh anh Phúc cướp mất. Một lá gan chia đều cho bốn nhà thì chẳng được mấy tí nên bố tôi thái mỏng dính như tờ giấy Bãi Bằng vậy, vừa ăn vừa tiếc chảy cả nước mắt. 5 người chia nhau hai bát tiết canh, thứ tiết đỏ au nhai sần sật lẫn sụn sao mà ngon như sơn hào hải vị, vừa mát vừa ngọt thanh, điểm vị chua chua của chanh nữa. 

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 8.

Gói giò thủ từ thịt lợn đụng (Ảnh: Internet).

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 9.

Xưa chưa có máy xay thịt, cả nhà phải thay nhau ngồi giã thịt nạc để làm giò lụa và đổ đầy vào các khuôn lót lá chuối như thế này (Ảnh: Internet).

Mẹ tôi phấn khởi lắm, thịt chia thành mấy phần nấu đông, phần thì đem xay nhuyễn làm giò, phần thì cắt ra đặt xuống cái hố đầy cát lạnh chờ ngày đem cúng. Thời đấy trời tháng Chạp cứ rét căm căm, dẫu không có tủ lạnh thì thịt chỉ cần bảo quản như thế là đủ. Bố tôi làm cái vỉ tre cài thật chắc trên mặt hố, phòng mèo thì ít mà phòng ba đứa con nghịch ngợm thì nhiều.

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 10.

Thịt treo gió hoặc hun khói để bảo quản được lâu hơn khi chưa có tủ lạnh (Ảnh: Internet).

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 11.

Nhân bánh làm từ thịt lợn tươi, thái khổ dài, ngang thớ và ít mỡ (Ảnh: Internet).

Năm ấy tôi bị ốm nên được bố đặc cách cho ăn hai miếng gan, ba miếng tim và chục miếng lòng. Cả đời tôi chắc chưa bao giờ được ăn ngon đến thế. Anh Vinh háu ăn, thấy tôi được thiên vị thì tức nên huých tôi một cái ngã nhào, tay chống vào cái mẹt tre làm đứt tay ứa máu. Bố tôi cáu tiết, bắt anh Vinh nằm ra nhà quật cho 5 roi đúng chiều 27. Tôi khóc, anh Vinh cũng khóc, nhà đang bận rộn phấn khởi bỗng trùng xuống ít nhiều, âu cũng chỉ vì miếng ăn mà ra.

Nếu không vì miếng gan thái mỏng như tờ giấy Bãi Bằng, có lẽ anh tôi cũng không phải lĩnh đủ 5 roi vào đúng chiều 27 Tết - Ảnh 12.

Gia đình cả người lớn lẫn trẻ con quây quần gói bánh sau khi được chia thịt lợn (Ảnh: Internet).

Sau này nhà ai cũng có của ăn của để, ba anh em tôi vẫn nhắc về bữa lòng hôm ấy như một kỷ niệm nhớ đời thời ấu thơ. Giờ người ta khéo còn chẳng thiết tha đụng lợn, ăn tiết canh nữa, nhưng có lẽ cũng vì thế mà Tết đã bớt đi nhiều phần mong chờ...

Giữa vòng quay bộn bề của cuộc sống, đôi khi khoảng cách thế hệ khiến bố mẹ và con cái xa nhau. Đã bao lâu rồi chúng ta chưa ngồi bên bố mẹ để tỉ tê về những chuyện xưa cũ, về những niềm vui và nỗi buồn đã qua?

Chuỗi bài viết Chuyện xưa kể lại đem đến một góc nhìn vừa quen vừa lạ về tình yêu, cuộc sống hôn nhân & gia đình những năm 70, 80 của thế kỷ trước – Thời của đói kém, khó khăn nhưng cũng không thiếu những nguồn vui!

Hãy chậm rãi tận hưởng những con chữ để thêm yêu và thấu hiểu những con người của một thời đã xa chị em nhé.

Chia sẻ