Nam Phi tiến hành thử nghiệm một loại vắc-xin chống HIV mới

Thùy Dung,
Chia sẻ

Thử nghiệm này sẽ đem đến hy vọng cho những người mang căn bệnh thế kỷ HIV trên toàn cầu.

Theo một nghiên cứu công bố hôm thứ 3 vừa qua tại Hội nghị quốc tế bệnh AIDS lần thứ 21 tại Durban, Nam Phi, từ năm 2005 – 2015, số ca nhiễm HIV mới chỉ giảm 0, 7%. Trong khi đó, các chuyên gia từ lâu đã chờ đợi một loại vắc-xin đủ hiệu quả để làm giảm nhiều hơn số người nhiễm mới mỗi năm.

Và cuối năm nay, Nam Phi sẽ thử nghiệm loại vắc-xin chống HIV mới sau khi nó được chứng minh đáp ứng các tiêu chí cần thiết để có thể chống lại đại dịch này ở Châu Phi. Tính riêng năm 2015, tiểu vùng Sahara Châu Phi phát hiện thêm 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, tương ứng với 2/3 dân số vùng này. Theo đó, thử nghiệm này sẽ là niềm hy vọng của những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ ở châu lục này cũng như trên toàn thế giới.
 
Từ lâu, các nhà khoa học đã chờ đợi một loại vắc-xin đủ hiệu quả để làm giảm nhiều hơn số người nhiễm HIV mới mỗi năm.
Năm 2015, một thử nghiệm nhỏ, được gọi là HVTN 100, đã diễn ra ở Nam Phi nhằm kiểm tra sự an toàn và khả năng miễn dịch của loại chủng ngừa mới trước khi tiến hành thử nghiệm trên qui mô lớn.

252 tình nguyện viên khỏe mạnh đã ghi danh để nhận hoặc vắc-xin ALVAC HIV / gp120 hoặc giả dược để so sánh mức độ miễn dịch tạo ra. Các kết quả thử nghiệm đã được trình bày vào hôm thứ ba tại Hội nghị quốc tế bệnh AIDS lần thứ 21.
“Đây là phương pháp phòng ngừa để xem liệu loại vắc-xin này có hứa hẹn điều gì không”, người dẫn đầu thử nghiệm, Linda Gail Bekker, kiêm phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV ở Cape Town, Nam Phi, chủ tịch mới đắc cử của Hiệp hội AIDS Quốc tế cho biết.

Loại vắc-xin mới này bắt nguồn từ một thử nghiệm mang tính bước ngoặt ở Thái Lan vào năm 2009. Loại vắc-xin thử nghiệm ở Thái Lan vào thời điểm đó là loại đầu tiên cho thấy khả năng chống HIV với 31% khả năng chống lại virus. Điều này đủ để các chuyên gia trong lĩnh vực này vui mừng sau nhiều năm thất bại trong việc tìm ra vắc-xin chống HIV.

"Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Bây giờ, chúng ta có thể tái tạo những kết quả và có thể cải thiện hiệu lực của nó hay không", Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm chia sẻ.

4 tiêu chí được thiết lập như thước đo về hiệu quả của loại vắc-xin bao gồm mức độ tế bào limpho và kháng thể để chống lại virus nếu bị lây nhiễm. Một thử nghiệm quy mô lớn hơn sẽ tiến hành trên 5.400 người ở 4 địa điểm ở Nam Phi vào tháng 11/2016 và kéo dài trong 3 năm. 1/5 liều thuốc này cũng đưa đến hy vọng giúp người bệnh sống lâu hơn.

(Nguồn: CNN)
Chia sẻ