Mỹ chính thức thông qua dự luật cấm phá thai 20 tuần tuổi

Vân Anh,
Chia sẻ

Dự luận cấm phá thai 20 tuần tuổi được thông qua với 242 phiếu thuận, 184 phiếu chống.

Như vậy, sau gần 2 năm đề xuất, cuối cùng, dự luật cấm phá thai nhi sau 20 tuần tuổi đã được Hạ viện Mỹ chính thức thông qua ngày 14/5.

Đầu năm 2015, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã từng hủy bỏ một cuộc bỏ phiếu biểu quyết dự luật trên, được xem là “hành động bảo vệ trẻ em chưa ra đời”. Một số thành viên nữ của Đảng Cộng hòa khi đó đã lên tiếng chống lại dự luật và cho rằng dự luật này không tôn trọng quyền lợi và sức khỏe của người phụ nữ.
 
Hạ viện Mỹ chính thức thông qua dự luật "cấm phá thai 20 tuần tuổi" để bảo vệ thai nhi.

Ban đầu, dự luật đặt ra điều kiện: Phụ nữ muốn phá thai phải chứng minh mình bị hiếp dâm. Sau khi vấp phải sự phản đối, các nhà lập pháp quyết định bỏ đi yêu cầu trên. Tuy nhiên, Hạ viện vẫn muốn thực hiện chính sách cấm phá thai bằng cách giới hạn tuần tuổi thai nhi. Ngoài ra, trong dự luật cũng cho phép phụ nữ mang thai được chăm sóc và tư vấn y tế trong vòng 48 giờ trước khi đăng ký dịch vụ phá thai.

Trong khi đó, phía Đảng Dân chủ cho rằng, lệnh cấm phá thai chỉ là quy định của những tôn giáo, tổ chức bảo thủ, đó là quy định “cực đoan” không phù hợp.
 
Hai phe - ủng hộ và phản đối dự luật - cùng biểu tình bên cạnh nhau.

“Thông qua một lệnh cấm phá thai trên toàn quốc không giúp ích gì cho người phụ nữ - thay vào đó, nó đe dọa sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ, nó can thiệp vào các quyết định y tế cá nhân” – Bà Gretchen Borchelt, Phó Chủ tịch phụ trách quyền và sức khỏe sinh sản, thuôc Trung tâm Luật quốc gia, phát biểu.

Tuy vậy, Đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ các biện pháp nhằm duy trì dự luật với mục đích: Bảo vệ trẻ sơ sinh. Việc xây dựng dự luật bắt đầu từ năm 2013, khi xảy ra vụ án bác sĩ Kermit Gosnell, trong lúc hành nghề phá thai đã hại chết nhiều người mẹ.

Tuy nhiên, để dự luật chính thức được áp dụng trên toàn nước Mỹ, vẫn cần sự xem xét từ phía Thượng viện và Tổng thống Obama.
 
Theo CNN
Chia sẻ