Một cặp đôi đến hỏi đường vào buổi tối, nữ sinh lớp 12 giả vờ mượn điện thoại để xác định vị trí, sau đó lặng lẽ gọi cảnh sát: Hành động quá CAO TAY

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Ai cũng đánh giá cao sự thông minh và dũng cảm của Lulu!

Liu Lulu năm nay là học sinh lớp 12, gia đình cô sống ở nông thôn và là một hộ gia đình có thu nhập thấp. Vì vậy, ngoài việc chăm chỉ học tập và kiếm học bổng để bù đắp học phí hàng năm, cô còn tìm được một công việc bán thời gian là làm gia sư cho một đứa trẻ mười tuổi.

Một cặp đôi đến hỏi đường vào buổi tối, nữ sinh lớp 12 giả vờ mượn điện thoại di động để xác định vị trí, sau đó lặng lẽ gọi cảnh sát: Hành động quá CAO TAY - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đứa trẻ cũng sống ở nông thôn, cách trường đại học của cô một tiếng rưỡi. Một ngày, Liu Lulu ra khỏi lớp về nhà, đã 9 giờ 30 tối, đang đi bộ trở lại khu vực của trường đại học. Đột nhiên, từ xa nhiều người vẫy tay chào, Lulu chạy đến mới biết đó là một gia đình ba người đang đi đến nhà của họ hàng và bị lạc.

"Em gái, làm sao để đến được làng Hedong?" Người đàn ông trong xe hỏi. Lulu biết làng Hedong, đó là nơi học trò của cô đang ở. "Tôi biết, đi đến...", Lulu giơ tay định chỉ đường, nhưng do dự một lúc, sau đó mỉm cười và nói: "Nơi này khá xa và khá quanh co, giờ khuya quá và ít người qua lại cũng khó chỉ đường. Chú đưa điện thoại di động cho cháu, cháu sẽ mở bản đồ điều hướng nhắc bằng giọng nói để chú dễ đi nhé".

Người đàn ông trên xe nhanh chóng đưa điện thoại, Lulu loay hoay một lúc, giọng nói ''Làm ơn đi thẳng 50 mét dọc theo con đường này'' phát ra từ điện thoại. Cặp đôi cảm ơn và rời đi.

Lulu càng nghĩ càng thấy không đúng, vì vậy cô giả vờ đi chậm một lúc, rồi liền nhanh chóng đến đồn cảnh sát, báo rằng cô nghi ngờ hai người vừa gặp là những kẻ buôn người. Sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đến làng Hedong, trong vòng 2 giờ, cả hai được đưa về đồn. Khi cảnh sát tìm thấy, họ đang đưa đứa trẻ đi tìm một người buôn trẻ em khác ở làng Hedong.

Một cặp đôi đến hỏi đường vào buổi tối, nữ sinh lớp 12 giả vờ mượn điện thoại di động để xác định vị trí, sau đó lặng lẽ gọi cảnh sát: Hành động quá CAO TAY - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hóa ra khi Lulu định chỉ đường, cô chợt nhận ra đứa trẻ mà người phụ nữ đang bế có gì đó hơi... không đúng. Dù trời tối nhưng chỉ cần tinh ý cũng có thể thấy sự khác biệt về trang phục. Hai vợ chồng đều mặc quần áo lấm lem trông rất tội nghiệp, sao đứa trẻ này lại mặc đồ hiệu nổi tiếng? Quan trọng hơn, vẻ sợ hãi trên khuôn mặt đứa trẻ khiến Lulu phát hiện ra có điều gì đó không ổn.

Cô đã lấy lý do dùng điện thoại định vị để nhanh trí gọi cho chính mình rồi nhanh chóng cúp máy và xóa nhật ký cuộc gọi. Có manh mối về số điện thoại di động của kẻ buôn người, việc tìm kiếm vị trí chính xác của các nghi phạm đã được xác định nhanh chóng.

Hành động nhanh trí của Lulu không chỉ giúp cảnh sát bắt được kẻ xấu mà còn giúp các em đoàn tụ với gia đình. Hai em còn lại bị bọn buôn người bắt cóc và bán cũng đã tìm được vị trí của mình và sẽ sớm trở về với bố mẹ. Ai cũng đánh giá cao sự thông minh và dũng cảm của Lulu!

Dấu hiệu nhận biết kẻ bắt cóc

Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em trên khắp thế giới mất tích, phần lớn trong số đó được xác định là bị bắt cóc. Vì vậy, việc nhận ra các dấu hiệu kẻ bắt cóc là rất quan trọng để bạn có thể dạy con đề phòng mối nguy hiểm này hay can thiệp để kẻ xấu không có cơ hội ra tay.

1. Người lớn không nhờ trẻ em giúp

Nếu một người lớn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ tìm được một người lớn khác để nhờ giúp đỡ. Một đứa trẻ yếu ớt không cần phải giúp một người lớn mạnh mẽ. Đây chính là điều mà nhiều bậc cha mẹ cần phải dạy con của mình. 

Thực tế, nhiều kẻ bắt cóc thường giả vờ, nhờ vả trẻ em giúp đỡ rồi nhân cơ hội dụ trẻ ra chỗ vắng. Hãy nhớ đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai hay người già giúp mình. Người lớn không nhờ trẻ em giúp. Vì thế, con không cần thể hiện lòng tốt khi một người lớn khỏe mạnh nhờ con giúp đỡ.

2. Trẻ phản ứng dữ dội

Nếu một đứa trẻ khóc lóc, la hét, cố gắng rút tay ra khỏi người lớn, bạn có thể nghĩ rằng đứa trẻ đó đang cư xử không tốt. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ phản ứng quá dữ dội, bạn nên tiến đến hỏi thăm và đừng ngại hỏi người đang giữ bé là ai. Nếu đó là kẻ bắt cóc, hắn có thể sẽ bỏ chạy vì sợ bạn nhớ mặt mình.

3. Lấm la lấm lét quan sát xung quanh

Bạn nên lưu ý những người hay đi lòng vòng khu vui chơi hoặc có những hành động quan sát một cách đáng ngờ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn có thể cố tình chụp ảnh kẻ đáng ngờ để hắn sợ hãi và bỏ đi.

4. Cho trẻ quà hoặc đồ chơi

Một cặp đôi đến hỏi đường vào buổi tối, nữ sinh lớp 12 giả vờ mượn điện thoại di động để xác định vị trí, sau đó lặng lẽ gọi cảnh sát: Hành động quá CAO TAY - Ảnh 3.

Trẻ nhỏ rất dễ tin tưởng người khác. Nếu một người cho trẻ kẹo và đồ chơi nhưng với điều kiện phải đi theo họ thì có khả năng đó là kẻ bắt cóc trẻ em. Người lớn bình thường không tự nhiên tặng quà cho những đứa trẻ xa lạ hoặc bắt trẻ đi theo mình.

5. Hiểu rõ thông tin về gia đình trẻ

Kẻ bắt cóc có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin về gia đình đứa trẻ, thậm chí ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như tên cha mẹ, món đồ chơi mà bé yêu thích hoặc miêu tả phòng của bé ở nhà… Sử dụng những thông tin này, họ có thể giới thiệu là bạn bè hoặc đồng nghiệp của cha mẹ tới đón. 

6. Đề nghị đi xe máy, ô tô

Đã có trường hợp trẻ em bị bắt cóc sau khi được lời đề nghị đi xe máy, ô tô. Các cậu bé thường rất tò mò và không thể từ chối điều đó. Nếu bạn thấy tình huống như vậy, hãy sử dụng cảm giác của mình để phán đoán nhé.

Chia sẻ