Michael lập dị? Không, anh ấy là một người cha tốt

,
Chia sẻ

Jackson thật sự không phải một người cha tồi. Không những thế Prince Michael I và Paris, theo cảm nhận của tôi còn là một trong số những đứa trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, lịch sự nhất tôi từng biết.

Tờ The Mail On Sunday đã in một bài báo rất tích cực về Michael có tên: “Wacko? No, He’s A Good Father”. Tác giả của bài báo này là Jonathan, viết vào năm 2002 sau vụ việc Michael Jackson ôm đứa con nhỏ của mình trên ban công tại Berlin. Jonathan đã có một bữa ăn ngày Lễ Tạ Ơn với gia đình Jackson năm 2000 và dành rất nhiều thời gian tìm hiểu về gia đình này. Chủ tịch MJ Fanclub đã gửi một bức thư để cảm ơn về bài báo tuyệt vời này của ông sau đó.

Lễ Tạ Ơn là ngày quan trọng nhất trong năm đối với những gia đình Mỹ. Trong mọi ngôi nhà ở Hoa Kì, bữa tối sẽ là gà tây với rau thơm và những chiếc bánh bí ngô. Nó đúng là bữa ăn đặc trưng mà tôi đã có trong Lễ Tạ Ơn hai năm trước – nhưng lại đặc biệt hơn là cùng với một gia đình Mỹ hòan toàn không điển hình. Đó chính là vị khách tại ngôi nhà của những người bạn tôi ở New Jersey – Michael Jackson cùng cậu bé con 5 tuổi của anh, Prince Michael I, và cô bé con ba tuổi, Paris.

Đúng, đó chính là Michael Jackson - người đã đung đưa đứa con nhỏ nhất của anh ta, Prince Michael II trên một ban công 60 feat ở Berlin và bị kết tội như người cha tồi tệ nhất trên thế giới bất chấp lời xin lỗi khốn khổ của Jackson về hành động của mình. Tôi đã được nói bởi một số người hoạt động xã hội rằng, nếu hành động đó xảy ra trên đất nước này, cả ba đứa trẻ đã có thể bị mang đi khỏi cha của chúng.

Bốn tháng liền tôi dành ở bên cạnh Michael cùng hai đứa bé đầu lòng của anh trước và sau Lễ Tạ Ơn, tôi phải đưa ra một kết luận có thể gây ra tranh cãi: Jackson thật sự không phải một người cha tồi. Không những thế Prince Michael I và Paris, theo cảm nhận của tôi, còn là một trong số những đứa trẻ lễ phép, ngoan ngoãn và lịch sự nhất tôi từng biết.

Trong suốt quãng thời gian tôi ở cạnh những đứa trẻ Jackson, tôi được tìm hiểu chúng khá rõ. Khi tôi kể tội Prince bởi đã đè một chiếc máy kéo đồ chơi lên chân của tôi, cậu bé đã phản ứng lại bằng cách nói xin lỗi vô cùng lịch sự và tiếp tục nhắc lại lời xin lỗi đó một lần nữa khi được bố nhắc nhỏ- người mà luôn nghĩ rằng lời xin lỗi đầu tiên là không thể đủ.

Đó không phải là cách cư xử của những đứa trẻ hỗn hào, hậm hực mà tôi vẫn thường nghĩ. Nhưng thậm chí còn có nhiều bất ngờ hơn nữa. Những đứa trẻ Jackson nổi tiếng trong các câu chuyện sống cô lập, cách ly và từ chối tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Thế nhưng sự thật thì sao, tôi đã nhìn thấy chúng chơi hàng giờ với những người bạn cùng tuổi.

Những đứa trẻ Jackson còn được cho là, tất cả những đồ chơi của chúng sẽ bị phá hủy vào cuối ngày bởi “chứng sợ vi trùng” thế nhưng tôi đã nhìn thấy chúng ôm và mút tất cả những đồ tạp nham bằng nhựa không hợp vệ sinh mà tất cả những đứa trẻ khác đều có.

Tôi đã cùng đến cửa hàng đồ chơi với Prince và Paris trong môt cuộc shopping của Michael. Nó bắt đầu lúc 7h tối, và nhanh chóng kết thúc bởi giờ đi ngủ của những đứa trẻ đã đến gần – mỗi đứa chỉ được phép mua một món đồ chơi.

Nếu Jackson có thể dễ bị tác động và yếu đuối nhưng những đứa con của anh lại rất rạng rỡ, tự tin, ý tứ và thận trọng. Chúng cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, nói cẩn thận thành từng câu chứ không phải chỉ vài lời lẩm bẩm cho qua và lẽ tất nhiên, chúng bị cấm, như rất nhiều đứa trẻ khác, việc sử dụng những từ ngữ thô tục.

Prince có một khuôn mặt uy nghiêm, thế nhưng lại luôn toát ra vẻ tinh quái tự nhiên.Mặc dù luôn được bao quanh bởi một đội ngũ nhân viên sẵn sàng thực hiện những mệnh lệnh, nhưng tôi lại chẳng thế tìm thấy một dấu hiệu nào của sự kiêu căng trong lối cư xử của cậu bé con.

Paris còn nhỏ xíu khi tôi biết cô bé, với một khuôn mặt đáng yêu, đĩnh đạc. Cô bé luôn tranh đua với Prince để trở thành người đầu tiên nhảy lên đầu gối bố. Từ khi Jackson ly hôn với mẹ của những đứa trẻ - Debbie Rowe, chúng được chăm sóc bởi gia sư Grace, một phụ nữ Latinh - luôn luôn để mắt đến những đứa trẻ.

Tôi không tin rằng, bất cứ thứ gì có thể thóat khỏi sự chú ý của cô và nếu cô ấy vẫn là vú nuôi, tôi phát sợ khi nghĩ đến tai họa mà cô ấy có thể dành cho người chủ của mình nếu có một hành động dại dột với đứa trẻ trên lan can. Vậy mà, khi Michael làm điều đó, cô ấy đã đứng bên và không nói một lời, chẳng phải, đó là một việc bình thường sao? Và đơn giản đó là Michael Jackson nên thứ gì cũng được đánh giá khác người bình thường mà thôi.

Quần áo của bọn trẻ thường được chọn bởi Michael trong tủ của Prince và bởi cô vú nuôi Grace trong tủ của Paris. Trong những dịp đặc biệt, Prince hay được mặc như một cậu ấm trong truyện Little Lord Fauntleroy và Paris thì luôn mặc những chiếc váy mỏng bằng nhung với ren thanh nhã.

Là một người cha của ba đứa nhỏ, tôi có thể thấy rằng Prince và Paris cùng hay có một lượng lớn những trận cãi vã ầm ĩ với nhau - vẫn thường xảy ra giữa những anh em ruột. Trong một bữa ăn, Prince phát hiện ra rằng Paris đã lén đặt chiếc khăn ăn dành cho em bé trên cổ của mình lên bàn. “Paris có một cái khăn em bé! Paris có một cái khăn em bé!” cậu bé chế giễu. Michael chỉ ra rằng Prince thật sự không nên cười Paris bởi cậu cũng có một cái “khăn em bé” như thế. Cậu bé nhỏ trông có vẻ đã hiểu ra sau lời uốn nắn và hơi ngượng một chút bởi việc đó đã bị lộ. Ba mươi giây sau, lần này nhỏ và thì thầm hơn một chút, Prince lại bắt đầu….: “Paris có một cái khăn em bé”…. và Paris cố tình lờ cậu bé đi.

Sự lạ lùng của Michael phần nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi những kỷ luật gay gắt của bố anh trước kia. Với con của mình, Michael cứng rắn nhưng luôn luôn cân nhắc. Anh ấy cương quyết chống và không bao giờ dùng những cái tát với con. Michael luôn xác định rõ rằng, những đứa trẻ của mình nên có một sự giáo dục bình thường nhất có thể.

Anh ấy cũng có những nỗi lo xa và băn khoăn ngoại lệ, đó là khi những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên, chúng nên tránh xa chất gây nghiện và những trò tiêu khiển của nền giải trí. Khi anh ấy nói, “không có nghĩa là không”. Còn khi những đứa trẻ nghịch ngợm hoặc cư xử không tốt với những người khác, Michael sẽ lấy đi khỏi chúng những đồ chơi và bắt chúng phải đứng vào góc tường.

Tại ngôi nhà ở Neverland, anh ấy hạn chế những đồ chơi của chúng. Bọn trẻ không được quy cho những đồ chơi như là “của tôi” khi chúng có những người bạn ghé qua và luôn được dạy rằng lý do duy nhất để có tiền là để chia sẻ lợi ích của nó với những người khác. Có phần đáng ngạc nhiên là Michael sẽ mắng nhiếc nặng về lòng tự cao và những thứ phù phiếm. Anh ấy nói rằng có lần anh ấy bắt gặp Prince đang chải tóc trước gương và nói: “Trông mình tuyệt”. Michael sửa lại cậu bé bằng cách nói: “Con trông ổn”.

Prince và Paris cũng được dạy để trở nên khôn khéo trong cách xử trí, nhưng không được nói dối. Kể cả những lời nói dối vô tội cũng là sai theo như cha của chúng. Anh ấy muốn dạy những đứa trẻ “nhìn mọi thứ từ một chiều khác nữa”.

Ví dụ, Prince rất sợ sự chuyển động trên những chiếc máy bay. Nếu bạn nói với cậu bé rằng không phải cậu bé đang ở trên một chiếc máy bay mà đang ở trên một chiếc tàu lượn đu quay, Prince sẽ biết đó là một lời nói dối. Thế nhưng nếu bạn nói rằng chúng ta đang ở trên một chiếc mày bay và hãy tưởng tượng nó như một chiếc tàu lượn đu quay thì nó sẽ trở thành một viễn cảnh tốt hơn.

Michael cũng rất khắt khe với chính bản thân mình. Một ngày, khi anh ấy đang thu âm album của mình, Prince đến studio và làm đổ bỏng ngô ra khắp sàn nhà. Michael kiên quyết sẽ tự mình dọn chúng. “Đó là con trai của tôi làm bừa ra. Tôi sẽ dọn sạch nó”, anh ấy nói với những nghệ sĩ khi anh ấy quỳ xuống và bắt đầu nhặt nhạnh.

Rabbi Shmuley Boteach - một người bạn của Michael và là chủ nhà trong bữa tối ngày Lễ Tạ Ơn của chúng tôi tin rằng, siêu sao này có một sự đồng cảm hiếm có theo bản năng với trẻ em. Rabbi nói về lần cô con gái tám tuổi của mình bị lạc trong Neverland. Tìm thấy cô bé đang khóc, khuynh hướng tự nhiên của người cha khiến Rabbi bảo cô bé rằng đừng có yếu đuối như vậy, nhưng Michael đã xen vào và nói: “Chú biết con cảm thấy như thế nào, chú nhớ rằng điều này vẫn thường xảy ra với chú khi chú còn là một cậu bé”. Tôi cũng được nhìn thấy sự thấu cảm này rất nhiều lần. Michael nói chuyện với tất cả những đứa trẻ cứ như chúng là người lớn vậy. Anh ấy sẽ không im lặng khi chúng phá vỡ hay ngắt lời một cuộc nói chuyện của người lớn nhưng lại hòa hợp khác thường khi nghe tiếng của đứa trẻ hỏi một câu hỏi nào đó trong khi hầu hết chúng ta sẽ chọn cách giả vờ không nghe thấy. Michael rất khiếp sợ chó nhưng lại mua cho con của mình một chú chó săn quý hiếm. Anh ấy cũng không thích dựng lên những câu trả lời cho những câu hỏi rắc rối mà bọn trẻ vẫn thường hỏi. Anh ấy sẽ đi vào thư viện riêng rộng lớn của mình và tìm ra câu trả lời đúng.

Vậy Michael Jackson đã làm gì, điều gì đã khiến một người đàn ông luôn bị ám ảnh về sự an toàn của con mình lại gây ra nguy hiểm cho chúng một cách vô ích? Tôi chỉ có thể đoán rằng, anh ấy đang thực hiện, theo một cách lạ lùng, một trong những nguyên tắc của anh ấy, rằng bọn trẻ sẽ được dạy không nên sợ bất cứ một thứ gì cả. Anh ấy đã nói với tôi trong bữa tối ngày hôm đó rằng anh ấy thích sự nguy hiểm, nhưng lại thật sự không hiểu vì sao.

Khó để nhìn nhận, sự giải thích này có trọng lượng trong mắt những nhà họat động xã hội mà Michael có thể sẽ phải đối mặt nếu bất cứ thứ gì như việc đã xảy ra ở Berlin lặp lại một lần nữa. Nhưng có thể họ sẽ buộc lòng phải chú ý đến một phần trong bài diễn văn mà anh ấy đã nói năm ngoái tại Đại học Oxford về tuổi thơ trước kia và những đứa con của mình:

“Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày chúng lớn lên và phẫn nộ với tôi, về những sự lựa chọn của tôi đã ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thơ của chúng?” “Tại sao con không có được một tuổi thơ bình thường giống như tất cả những đứa trẻ khác?” chúng có thể hỏi. Và lúc đó, tôi cầu nguyện rằng những đứa trẻ của tôi sẽ dành cho tôi một chút lợi ích của sự nghi ngờ, đó là, chúng sẽ nói với bản thân chúng rằng: “Bố của chúng ta đã làm hết sức tất cả những gì ông ấy có thể, dựa vào những hoàn cảnh éo le mà ông đã phải đối mặt”

Anh ấy kết luận, “Tôi hy vọng rằng chúng sẽ luôn luôn tập trung vào những điều đúng đắn, tích cực, hiểu những hy sinh mà tôi đã sẵn sàng làm cho chúng, và sẽ không phê phán những thứ mà chúng buộc phải từ bỏ hay những lỗi lầm mà tôi đã và sẽ tiếp tục làm trong việc nuôi dạy chúng. Tất cả trong chúng ta đều đã từng là một đứa trẻ và chúng ta biết rằng bất chấp sự tốt đẹp của những kế hoạch, sự nỗ lực thì những lồi lầm vẫn luôn xảy ra. Đó chỉ đơn giản là con người.”
 
Theo Meo U Candy/ webtretho
Chia sẻ