Mẹo hạn chế côn trùng vào nhà

,
Chia sẻ

Mùa hè là mùa sinh nở của côn trùng và tránh nóng của các loài rắn, rết. Nếu không chú ý vệ sinh, đánh đuổi có thể chúng sẽ làm ổ trong nhà gây nguy hiểm đến cuộc sống.

Làm rèm cửa chắn côn trùng

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Châu (khoa Côn trùng học, Viện Côn trùng và Ký sinh trùng T.Ư), mùa hè hay cụ thể hơn giữa mùa xuân  đến mùa hè là mùa sinh sản của côn trùng. Vì thế, số lượng côn trùng thời điểm này sinh sôi, chia đàn chia tổ nhiều hơn các mùa khác.

Bên cạnh đó, mùa hè các gia đình mở cửa và bật đèn nên thu hút nhiều loài côn trùng có đặc điểm biến nhiệt và hướng quang dương. Các loài này có cấu tạo cơ quan thính giác là mắt kép, có khả năng cảm nhận được các bước sóng nhạy cảm như ánh sáng tím, trong đó bóng neon là thu hút nhiều nhất. Côn trùng dạng này có rất nhiều loại như thiêu thân, bọ cánh cứng như mọt đậu, bọ xít hút máu, mạt thóc...

Hạn chế rắn rết bằng cách đóng kín cửa hoặc làm rèm lưới kín.


Sau khi bay vào nhà, chúng chết hoặc làm bay phấn ra, con người vì nóng nên ra mồ hôi nhiều lại để hở da, ngứa, gãi là điều kiện tiếp xúc của phấn côn trùng, từ đó bị dị ứng, lở loét và cương mủ. Còn các loài đốt như muỗi, bọ xít sẽ hút máu gây nốt và truyền bệnh truyền nhiễm...

GS.TS Bùi Công Hiển - Giám đốc Trung tâm ứng dụng côn trùng học - cho hay, không chỉ  có ở vùng nông thôn, miền núi mà ở thành phố mùa hè rắn, rết vào nhà cũng nhiều hơn.

Nguyên nhân do môi trường sống của chúng bị mất, thay vào đó là bê tông hóa làm nhiệt độ nóng lên, hay các bãi đất, phế thải là nơi ẩn náu lý tưởng. Cùng với đó điều kiện nhà gần hang ổ mát mẻ, nhiều hang hốc hay đồ đạc lộn xộn bẩn thỉu cũng "cuốn hút" loài này.

Theo các chuyên gia, để tránh côn trùng vào nhà, người dân nên hạn chế bật đèn hoặc hướng ánh sáng đèn đến chỗ khác, tránh treo đèn ra giữa nhà hay lối vào ra làm ảnh hưởng sinh hoạt mà thay bằng treo đèn lệch sang hai bên. Làm tấm lưới chắn cửa sổ và cửa ra vào. Thay bóng đèn neon bằng bóng đèn đỏ để hạn chế sự "cuốn hút" côn trùng. Phía dưới đặt chậu nước để côn trùng chết rơi vào nhằm hạn chế bụi phấn. 

Kinh hãi với rắn độc làm tổ trong nhà

Anh Nguyễn Thanh Tùng (Mai Động, Hà Nội) đưa tay kéo cánh cửa lại thì thấy vướng mắc. Nhìn ra anh giật mình, một con rắn cạp nia to bằng hai ngón tay, dài khoảng 40 cm đang bị kẹt giữa khe cửa sổ. Anh vội gọi người nhà bắt rắn và lục soát lại trong nhà xem có tổ hay con nào nữa không. Y như rằng, phía trên mái  nhà là một ổ rắn: có hai con rắn con cùng mấy quả trứng bằng đốt ngón tay.

Anh Tùng cho biết, mấy ngày sau khi bắt được rắn cả nhà anh luôn lo lắng, bất an. Trước nhà anh có bãi đất được chủ đầu tư giải phóng để hoang mãi chưa làm nên có thể là nơi ẩn nấp của loài rắn và từ đó chúng kéo vào nhà.
 

Làm rèm cửa chắn côn trùng


Trong gia đình chị Nguyễn Hoài Anh (Gia Lâm, Hà Nội) nhiều người bị lở loét. Nguyên nhân là mỗi tối, khi bật đèn trong nhà thì từng đàn côn trùng lao vào phòng và bóng đèn. Khi chúng chết, rơi vãi đầy nhà và giường. Vì mùa hè nóng nên mọi người trong nhà chỉ mặc áo cộc, quần đùi nên rất dễ bị dị ứng.

Cũng theo các bác sĩ của khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, vào dịp hè, khoa nhận lượng bệnh nhân bị côn trùng và rắn rết cắn nhiều nhất trong năm. Có những bệnh nhân đến viện trong tình trạng hôn mê. Rất nhiều trường hợp bị cắn khi ở trong nhà, thậm chí trên giường ngủ.

Dùng hành tăm đuổi rắn đi

Hạn chế rắn rết bằng cách đóng kín cửa hoặc làm rèm lưới kín. Nhà cửa sạch sẽ, không bừa bộn đồ đạc, làm sạch các hốc trong nhà. Nhà ở gần các bãi đất hoang, đổ phế thải cần kiểm tra và lấp các miệng hang. Để đuổi rắn không vào nhà, có thể giã một nắm hành tăm đặt trong phòng, rắn ngửi mùi sẽ bỏ đi.

PGS.TS Nguyễn Văn Châu


 
Theo Thu Hiền 
Bee
Chia sẻ