Lý do khiến "Trò chơi gọi hồn 2" trở thành phim kinh dị "hot" mùa Halloween

Zen,
Chia sẻ

"Trò chơi gọi hồn 2" liệu có tiếp nối thành công từ phần 1 được đánh giá cao 2 năm về trước?

Ouija: Origin of Evil (Tựa Việt: Trò chơi gọi hồn 2) sắp "trình làng" để hù khán giả sợ "chết khiếp" trong mùa Halloween năm nay. Trước khi bước vào hành trình kỳ bì cùng các nhân vật, hãy cùng điểm lại những yếu tố tạo nên sức hút của bộ phim đã từng có phần 1 rất thành công này.
 
trò chơi gọi hồn

Khai thác chất liệu “hù dọa” đầy ám ảnh

trò chơi gọi hồn

Vào dịp Halloween cách đây hai năm, Trò chơi gọi hồn (2014) đã lập nên kỷ lục doanh thu phòng vé khiến cho ngay cả nhà sản xuất cũng phải bất ngờ. Với chi phí sản xuất chỉ gói gọn trong 5 triệu USD, Trò chơi gọi hồn thu về gấp hơn 20 lần số tiền đầu tư – tức là khoảng hơn 103 triệu USD. Lý giải về sự thành công ngoài mong đợi này, giới chuyên môn cho rằng: Chiếc bàn cầu cơ chính là linh hồn, đồng thời cũng là nguyên nhân chính giúp lôi kéo được khán giả tới rạp. Bên cạnh những thước phim chân thật và gần gũi, việc khai thác chất liệu “hù dọa” huyền bí mà “ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu” này đã thực sự kích thích trí tò mò của khán giả.

Vậy nên các fan của dòng phim kinh dị, đặc biệt là những người đã từng say đắm với thế giới bí ẩn trong phần 1 chắc chắn sẽ không thể nào bỏ lỡ Trò chơi gọi hồn 2 để khám phá những nỗi sợ hãi tột độ và những bí mật kinh hoàng đằng sau đó.
 
Phim kinh dị với cốt truyện hấp dẫn

trò chơi gọi hồn

Trò chơi gọi hồn 2 mang đến câu chuyện về “thầy đồng rởm” Alice Zander (Elizabeth Reaser) muốn mượn chiếc bàn cầu cơ với những sắp xếp và tính toán để trục lợi từ những buổi gọi hồn lừa đảo. Nhưng “Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, chiếc bàn cầu cơ mà bà sử dụng đã vô tình mở cánh cửa đón một ác quỷ đích thực vào ngôi nhà của mình và chiếm đoạt linh hồn của cô con gái út Doris (Lulu Wilson).
 
Hàng loạt chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy ra: những tiếng động không thể xác định được nguồn gốc, những cơn ác mộng triền miên, và Doris bắt đầu có thể giao tiếp với người chết, trong đó có cha của cô bé.

Thoạt đầu, Alice cảm thấy đó thực sự là một phép màu. Công việc tiến triển nhanh và các khách hàng tìm tới cô ngày một nhiều hơn, cho tới khi sự thật về lịch sử của ngôi nhà được phơi bày: nhiều thập kỷ trước cũng chính tại ngôi nhà này, một bác sỹ phẫu thuật đã bí mật tiến hành những cuộc giải phẫu bất thường và tàn nhẫn trên những bệnh nhân tâm thần. Và giờ đây, để có thể kêu lên những nỗi oan ức, một hồn ma đã nhập vào cơ thể của cô bé Doris, reo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi người xung quanh.
 
Những pha hù dọa “lạnh sống lưng”

trò chơi gọi hồn

Một trong những "chiêu thức" truyền thống được sử dụng nhiều nhất trong phim kinh dị giật gân chính là jump scare (tình huống mà các con quái vật sẽ bất chợt nhảy ra và túm lấy bạn, gây nên sự sợ hãi, giật mình cũng như ám ảnh). Khán giả có thể dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc “rùng mình” này trong các bộ phim trước đó như: Insidious (2011), Insidious: Chapter 2 (2013), The Conjuring (2013), Annabelle (2014), The Conjuring 2 (2016), Lights Out (2016)…

Trò chơi gọi hồn 2 cũng không ngoại lệ. Xuyên suốt bộ phim, khán giả sẽ được chứng kiến một” chuỗi liên hoàn” các màn jump scare thót tim. Cùng với phần âm thanh tối giản nhưng được sử dụng cực kỳ hiệu quả và những góc quay quét ngang cùng tài năng nhập vai “xuất thần” của diễn viên nhí Lulu Wilsons trong vai cô bé Doris, bộ phim hứa hẹn sẽ đem lại những giây phút nghẹt thở cho khán giả trong suốt thời lượng 97 phút.

Yếu tố tình cảm gia đình trong phim kinh dị

trò chơi gọi hồn

Bên cạnh những cảnh jump scare rùng rợn, điều khiến Trò chơi gọi hồn 2 có thể chiếm trọn tình cảm của khán giả chắc chắn chính là yếu tố tình cảm len lỏi. Brad Fuller, nhà sản xuất của phim đã nhận định rằng: Nếu gạt đi tất cả các chi tiết rùng rợn và đáng sợ, Trò chơi gọi hồn 2 sẽ là một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình trong hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn. Thay vì trốn tránh, các thành viên trong gia đình đã chọn cách đối mặt với nỗi sợ hãi để cùng nhau giải cứu cho cô con gái Doris đáng thương.
        
Một sản phẩm của đạo diễn Mike Flanagan

trò chơi gọi hồn

Với câu chuyện xoay quanh sự xuất hiện của ma quỷ ở một thị trấn nhỏ, các nhà sản xuất biết rằng họ cần phải mời tới một đạo diễn am hiểu và chắc tay với những bộ phim thuộc thể loại điện ảnh đặc biệt này. Và lựa chọn của họ không ai khác chính là Mike Flanagan, người mà gần đây đã được truyền thông ưu ái đặt cho biệt danh “thầy phù thủy” mới của dòng phim kinh dị ám ảnh. Tên tuổi của ông gắn liền với thành công của bộ phim đình đám Oculus (2014) và mới đây nhất là hai tác phẩm kinh dị khiến khán giả phải nghẹt thở vì sợ hãi Hush (2016) và Before I Wake (2016).

Khi được hỏi về áp lực của ông trước phần 1 quá đỗi thành công, vị đạo diễn tài năng này đã thẳng thắn chia sẻ: “Trong quá trình làm phim Trò chơi gọi hồn 2, đoàn làm phim đã nghiên cứu và chắt lọc những tình tiết nhận được phản hồi tích cực nhất từ phần 1 để tiếp tục “nâng tầm” những chi tiết đó lên. Thực chất Trò chơi gọi hồn 2 lại là phần tiền truyện, xoay quanh những gì đã diễn ra tại ngôi nhà cách đây 50 năm. Vậy nên khán giả hoàn toàn không phải lo ngại về việc không nắm được cốt truyện trước đó”.
 
Trò chơi gọi hồn 2 được khởi chiếu chính thức tại Việt Nam từ ngày 28.10.2016.
Chia sẻ