Lạ lẫm với lễ hội "độc nhất vô nhị" ở đất nước mặt trời mọc

Bài: Bình Nguyên - Ảnh: An Nguyễn,
Chia sẻ

Đây là một trong những lễ hội đặc biệt, thu hút sự chú ý của rất nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản.

Ngày 2/4 vừa qua, tại ngôi đền Kanayama thuộc thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản đã diễn ra "lễ hội của quý" Kanamara Matsuri. Đây là lễ hội thường niên được tổ chức vào dịp mùa xuân, đúng ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 1.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 2.

Những người tham gia rước kiệu là nam giả nữ. Họ trang điểm kĩ càng, đội tóc giả, mặc trang phục truyền thống và rất thân thiện với du khách.

Vào ngày này, người tham gia rước kiệu sẽ mặc trang phục kimono truyền thống rước mô hình dương vật bằng thép diễu hành quanh các con phố sau đó đưa kiệu vào khu đền chính.

Cuộc diễu hành được tổ chức hoành tráng từ trung tâm thành phố đến ngôi đền với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách.

Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình dương vật được bày bán.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 3.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 4.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 5.

Các loại đồ chơi, đồ lưu niệm được bày bán hai bên đường.

Dương vật là chủ đề chính của sự kiện này, được khắc họa qua những hình nộm, kẹo đường, nến hay củ quả được đẽo gọt. Kẹo đường hình dương vật đủ màu, kiểu dáng được du khách thích thú chọn mua thưởng thức và chụp hình lưu niệm.

Giống như mọi năm, mùa lễ hội năm nay thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham dự. Nhiều khách du lịch cho rằng lễ hội giúp họ hiểu hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Nhật Bản và sự hài hước của người dân ở đất nước vốn được coi là sống kín đáo.

Lạ lẫm với lễ hội độc nhất vô nhị ở đất nước mặt trời mọc - Ảnh 6.

Nhiều người Nhật thì tin rằng, phụ nữ đến tuổi kết hôn nhưng chưa có duyên ghé thăm lễ hội Kanamara và sờ vào linh vật thì số phận sẽ thay đổi.

Lễ hội Kanamara hàng năm còn gửi tới người dân thông điệp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và quan hệ tình dục an toàn. Bên cạnh đó, ban tổ chức lễ hội cũng thực hiện nhiều hoạt động quyên góp nhằm gây quỹ đẩy mạnh việc nghiên cứu phòng chống HIV.

Được biết đền Kanamara thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Lễ hội Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.

Chia sẻ