Kiến trúc nhiệt đới Đông Nam Á

Hoàng Anh - Hà Linh,
Chia sẻ

Trong mỗi ngôi nhà người ta tìm thấy những đặc điểm đặc trưng nhất của kiến trúc địa phương từ vật liệu, kết cấu cho tới không gian…

Nếu như Kiến trúc sinh thái (ecological architecture) được hiểu là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ hữu cơ giữa con người - kiến trúc - và thiên nhiên thì Kiến trúc nhiệt đới (tropical architecture), theo một cách đơn giản hơn được coi là kiến trúc phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Như vậy, Kiến trúc nhiệt đới tuy là một khái niệm nhỏ và nằm trong kiến trúc sinh thái nhưng lại mang tính độc lập riêng rẽ bởi nó chỉ hướng tới một mục đích duy nhất – là sự thống nhất và phù hợp giữa kiến trúc và khí hậu.
 
 
 
 
Học thuyết về kiến trúc nhiệt đới được xây dựng lần đầu vào những năm 1950, tại các thuộc địa của Anh ở Đông Phi và Châu Á. Trường phái này được tạo dựng trên cở sở kết hợp giữa những đặc điểm của kiến trúc và văn hóa địa phương với kiến trúc hiện đại. Nó phát triển trên nền tảng là những thành tựu của khoa học kỹ thuật, bao gồm những kết quả nghiên cứu vi khi hậu, những sáng chế và cải tiến các vật liệu “Nhiệt đới”, những công nghệ xây dựng tiên tiến cùng sự kế thừa và tích lũy những đặc trưng của kiến trúc địa phương. Một cách nhanh chóng, kiến trúc nhiệt đới đã trở thành tiếng nói chung trong ngôn ngữ kiến trúc của các nước miền nhiệt đới.
 
 
 

Các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc dải khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên giữa các vùng lại có những đặc điểm khí hậu không hoàn toàn giống nhau, vì thế mà kiến trúc nhiệt đới ở mỗi nơi lại mang những đặc trưng rất riêng. Ở đó, trong mỗi ngôi nhà người ta tìm thấy những đặc điểm đặc trưng nhất của kiến trúc địa phương từ vật liệu, kết cấu cho tới không gian… nhưng, ngôi nhà không còn hướng tới những giá trị truyền thống, thay vào đó là  tìm đến sự phù hợp, hiện đại và tiện nghi nhất cho người sử dụng.

 

 

M.Arch Hoàng Anh - Hà Linh
iA Group.
Chia sẻ