Chuyên đề: Mùi hôi cơ thể

Không thể “oral-sex” vì mùi hôi

T.H,
Chia sẻ

Từ ngày "vùng kín" của vợ có mùi hôi, thói quen "oral-sex" của vợ chồng anh cũng giảm hẳn. Thay vào đó là nỗi lo lắng vợ anh có thể bị bệnh phụ nữ nào đó.

Không biết từ bao giờ vợ chồng anh Mạnh (Gia Lâm, Hà Nội) có thói quen mở màn bằng "cuộc vui" bằng “oral-sex”. Lần thứ nhất, thứ hai còn ngại ngùng chứ đến lần thứ 3 trở đi là anh chị “mê tít”. Anh Mạnh còn bảo “đây là một bước đột phá của vợ chồng anh”.
 
Đây là câu chuyện của một cặp vợ chồng là khách hàng của một Trung tâm tư vấn tâm sinh lý trên đường Cầu Giấy. Trước đây ít lâu, anh Mạnh gọi điện đến Trung tâm ngập ngừng hỏi: “Liệu hôn ‘chỗ ấy’ của vợ thì có ảnh hưởng gì không?". Chuyên gia tư vấn đã giải thích cặn kẽ cho anh rằng nếu “chỗ ấy” của vợ anh sạch sẽ và cả hai không bị bệnh lây truyền qua đường tình dục thì chuyện “oral-sex” hoàn toàn chấp nhận được. Và từ đó, kiểu “yêu” này trở nên thân thuộc hơn với anh chị.
 
Thế nhưng, hôm nay anh Mạnh lại gọi điện đến Trung tâm “cầu cứu”. Hóa ra, dạo này, mỗi lần “yêu” “chỗ kín” của vợ, anh Mạnh đều không thể chịu nổi vì có mùi khác hẳn bình thường, khó ngửi vô cùng. Vợ anh thì vẫn khăng khăng rằng chị vệ sinh “chỗ ấy” rất sạch sẽ, ngày nào cũng dùng nước rửa vệ sinh thì làm sao có mùi được. Anh Mạnh rất băn khoăn không biết vợ có bị bệnh phụ nữ nào không.


Để giúp giải đáp thắc mắc của anh Mạnh, các chuyên gia của Trung tâm tư vấn Ánh Dương đã lý giải như sau:
 
Mỗi phụ nữ đều có một mùi tự nhiên. Mùi này có thể thay đổi theo từng thời kì trong cuộc sống, có thể là trong khi mang bầu, sau chu kỳ kinh nguyệt, khi bị ốm... Thức ăn cũng có thể là một nguyên nhân tạo nên mùi đặc trưng của “vùng kín”. Nếu chị em ăn quá nhiều thức ăn nặng mùi như tỏi, hành, mắm tôm… thì “chỗ ấy” cũng có mùi khó chịu hơn bình thường.
 
Nhưng nếu mùi ở âm đạo đột ngột nặng lên, hôi tanh như mùi cá, nhất là khi sinh hoạt vợ chồng thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Ngoài dấu hiệu có mùi khó chịu ở âm đạo, một số chị em bị nhiễm khuẩn âm đạo còn thấy xuất hiện những triệu chứng khác như khó chịu, đau vùng chậu, ngứa và tiết dịch màu xám trắng hoặc hơi ngả vàng.
 
Nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn âm đạo là do vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt ở “vùng kín” chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, tạo thành mùi hôi. Ngoài ra, thói quen dùng vòi xịt xối thẳng vào "vùng kín" cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra mùi, vì điều này vô tình đẩy ngược vi khuẩn vào tử cung. Hãy dùng vòi xịt tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài.
 
Để hạn chế “vùng kín” có mùi khó ngửi, chị em cần lưu ý những điều sau:
 
- Luôn luôn giữ cho “vùng kín” khô thoáng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn.
 
- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton và loại bỏ hoàn toàn những chiếc quần chip bằng chất liệu nylon. Vì chất cotton cho phép không khí lưu thông và vùng kín trở nên khô thoáng. Còn chất nylon thì rất bí.
 
- Tạo thói quen làm sạch âm đạo với dung dịch vệ sinh phụ nữ để cân bằng độ pH ở môi trường “vùng kín” nhưng không nên quá lạm dụng hóa chất này.
 
- Giữ vệ sinh tốt trong những ngày “đèn đỏ”.
 
- Tránh thụt rửa âm đạo vì có thể phá vỡ độ cân bằng axit thông thường gây nên các bệnh vùng âm đạo.
 
- Có chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc. 
Chia sẻ