Không chỉ gây tổn thọ, ô nhiễm không khí còn khiến chúng ta trầm cảm và hung hăng hơn

JJJ,
Chia sẻ

Ô nhiễm không khí khiến con người phải gánh chịu những tác động tiêu cực về cả thể chất lẫn tinh thần.

Không khí ô nhiễm không chỉ gây nghẹt phổi, rút ngắn tuổi thọ - mà còn liên quan đến rủi ro về sức khỏe tâm thần. Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Mỹ, được đưa ra sau khi tổng hợp và phân tích số liệu từ hàng triệu bệnh nhân.

Trong thế kỷ 21, người dân ở các quốc gia phát triển hay kém phát triển đều phải gánh chịu hậu quả của ô nhiễm không khí. Đặc biệt, những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao có tỷ lệ người dân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, trầm cảm cao hơn hẳn. Tuy nhiên, cảnh báo này lại bị hầu hết các tập đoàn tầm cỡ thế giới cho là chưa đầy đủ và cần phải nghiên cứu thêm.

image

"Có một số lý do khách quan gây ra bệnh lý tâm thần và ô nhiễm chính là thủ phạm mới bị vạch mặt..." Andrey Rzhetsky, người đứng đầu nghiên cứu và cũng là chuyên gia đến từ trường Đại học Chicago cho hay.

"Nghiên cứu trên chó và chuột cho thấy ô nhiễm không khí sẽ khiến não bị ức chế rồi sản sinh ra những hormone liên quan đến bệnh tâm thần, ví dụ như trầm cảm. Điều tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với con người".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm - tương đương với 13 cái chết mỗi phút - nhiều hơn cả chiến tranh, giết người, bệnh lao, AIDS và sốt rét cộng lại.

Theo số liệu của Viện Hiệu ứng Sức khỏe (Mỹ), ô nhiễm không khí rút ngắn tuổi thọ trung bình của trẻ sơ sinh tới 20 tháng. Mối lo ngại về sức khỏe khiến một số thành phố như Paris, Bagota, Jakarta... quy định những ngày cấm ô tô để đảm bảo chất lượng không khí.

maxresdefault

Trên thực tế, sự tiêu cực của ô nhiễm không khí với sức khỏe đã được biết tới từ lâu. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tâm thần lại chỉ mới được khám phá.

Trong nghiên cứu nói trên, số liệu mức độ ô nhiễm và sức khỏe tâm thần của 151 triệu người Mỹ, 1,4 triệu người Đan Mạch đã được tổng hợp, so sánh và phân tích.

Bệnh nhân tại Đan Mạch được so sánh sức khỏe tâm thần trước và sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ khoảng 10 tuổi. Còn ở Mỹ, mức độ ô nhiễm được xem xét theo thời gian thực.

Cuối cùng, nhóm bệnh nhân phải sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao cho thấy sự gia tăng hơn 2 lần về các bệnh tâm thần, nghiêm trọng nhất là rối loạn đa nhân cách, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.

Còn ở Mỹ, chất lượng không khí kém cũng liên quan đến mức độ trầm cảm. Tuy nhiên, nó không bao gồm động kinh và bệnh Parkinson.

Đến thời điểm hiện tại, kết quả của nghiên cứu vẫn đang gây tranh cãi và cần được củng cố thêm.

Theo RT

Chia sẻ