Khi vợ không cần tiền của chồng

,
Chia sẻ

Tháng đầu tiên làm chồng, anh Giang hớn hở mang tiền lương về đưa vợ. Vợ liếc qua mớ tiền mỏng (gió có thể thổi bay của chồng) thở dài: "Chắc đủ để anh chi tiêu cá nhân đấy".

Thiếu thì bảo em đưa thêm nhé. Em không cầm đâu". Điều này khiến Giang tự ái suốt cả tuần lễ.

Tháng thứ hai, Giang trích nửa lương, lễ phép biếu bố mẹ vợ, gọi là “Con có chút quà, biếu bố mẹ ăn sáng” nhưng mẹ vợ anh cười, bảo: “Chỗ này chẳng đủ cho một bữa tiếp khách của bố anh”. Sau đó, mẹ vợ Giang cương quyết từ chối, nhường tiền cho con rể xăng xe. Dù biết bố mẹ vợ tốt bụng nhưng Giang cũng không tránh khỏi cảm giác ê chề. Thế là, cứ đến kỳ lĩnh lương, Giang ung dung tiêu mà không cần phải nộp "thuế thân" cho vợ.

Dù không cần tiền của chồng, người vợ cũng nên trân trọng đóng góp của anh ấy

Ngọc là con gái nhà khá giả, trong khi Giang có cố gắng tằn tiện đến mấy thì tháng nào cũng thiếu trước, hụt sau. Vậy là, từ hồi yêu nhau, Ngọc đã sẵn sàng chi trả mọi khoản tình phí cho cả hai mà không cần “suy nghĩ”.  

Không phải hạng đàn ông “đào mỏ” nhưng Giang đành tặc lưỡi, thầm mang ơn người yêu tốt bụng. Anh cũng tự hứa sẽ học hành giỏi giang để kiếm tiền bù đắp cho Ngọc. Kết quả cho thành tích học tập của Giang là anh được giữ lại làm giảng viên của trường. Thế nhưng, lúc ấy, vợ anh đã leo lên chức trợ lý cao cấp, lương tháng đến cả nghìn đô.

2 vợ chồng vẫn đang ở trong căn hộ chung cư do bố mẹ vợ cho "hồi môn" còn mọi đồ đạc đắt tiền trong nhà cũng do một tay Ngọc lo toan.

Còn Trường (Thanh Xuân, Hà Nội) tháng nào lấy lương xong là anh phóng xe về quê, biếu tiền bố mẹ đẻ. Các cụ có băn khoăn, sao không để tiền nuôi vợ, nuôi con thì Trường chỉ cười, không dám nói: “Vì vợ con không lấy tiền, con sợ ăn tiêu sinh hư, đành để biếu bố mẹ”. Bố mẹ Trường vẫn từng khoe với họ hàng rằng, có cậu con trai là kỹ sư, nhà cửa sung túc (thực chất chính Hân - vợ Trường mới là nguồn thu nhập chủ lực).

Hân năng động, vừa làm kế toán cho một cơ quan trên Bộ, vừa mở công ty riêng nên cô cũng chẳng quan tâm đến tiền lương của chồng. Dù không phô trương mình kiếm được nhiều tiền nhưng Hân quan niệm: “Tiền của anh để anh chi tiêu. Bao giờ kiếm được nhiều hơn thì đưa em cũng được”. Vài lần vợ không lấy tiền, Trường cũng đành thôi, dù trong lòng có tự ái. Trường bảo: "Không lẽ vợ chồng cãi vã hay ly hôn vì lý do vợ tôi không cần tiền"".

Yêu chồng cũng phải đúng cách

Nhiều người vợ (có kinh tế) thương chồng bằng cách để anh ấy tự do tiêu. Chị em sai lầm khi cho rằng làm như vậy anh xã sẽ sung sướng. Ngoại trừ nhóm người chồng vô tâm, còn những anh có trách nhiệm (nhưng ít có cơ hội kiếm thêm tiền) sẽ nảy sinh tâm lý tự ái. Các anh cảm thấy như bị vợ coi thường. Lúc đó, lòng tốt của người vợ sẽ vô tình “tiêu diệt” sự tự trọng của đàn ông.

Ngày nay, nhiều người chồng không hề phủ nhận; thậm chí, họ còn trân trọng khi vợ kiếm được tiền. Các anh rất biết ơn khi có một người vợ đảm, chung vai gánh vác kinh tế với mình. Tuy nhiên, chính sự cư xử không khéo của người vợ sẽ khiến chồng mình bị tổn thương. Nguy hại hơn, thói quen này sẽ khiến các anh quay lưng, phủi trách nhiệm trụ cột với gia đình. Không ít anh còn chán nản, có tiền rồi sinh tật xấu.

Dù không cần tiền của chồng, người vợ cũng nên trân trọng đóng góp của anh ấy. Nếu người chồng có mức lương thấp, người vợ vẫn nên để chồng được đóng góp (cho dù chỉ ở mức tối thiểu).

Cách ứng xử khôn ngoan là người vợ nên giữ lương của chồng; sau đó, chi ngược lại cho chồng thành nhiều lần. Có khi số tiền đưa lại còn lớn hơn tiền lương của chồng nhưng anh nào cũng hân hoan vì được đưa tiền cho vợ.
 
Theo Mẹ&bé
Chia sẻ