Khám phá tập tục "chơi trăng" rằm tháng Tám của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ!

Trung Hạ,
Chia sẻ

Nhắc đến Tết Trung thu, chúng ta thường nhớ đến cảnh rước đèn, ăn bánh Trung thu, cả nhà đoàn viên. Nhưng ngoài ra, Trung thu còn gì để nhớ?

Ở Trung Quốc, ngày rằm tháng Tám cũng là ngày đáng nhớ trong năm. Ngoài thói quen ăn bánh Trung thu, nhiều dân tộc ở các vùng của đất nước này có những tập tục riêng dành cho ngày quan trọng này trong năm.

Phóng viên thuộc trường Đại học Kiến trúc An Huy đã phỏng vấn nhiều sinh viên ở nhiều trường khác nhau, cũng là người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, về tập tục đặc trưng của họ trong ngày Tết Trung thu.

Mỗi nơi mỗi vẻ, Trung thu vốn dĩ là ngày hướng về trăng rằm!

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 1.

Dân tộc Mông Cổ - Đuổi trăng

Lữ Đạt là chàng trai người Mông Cổ đến từ thành phố Xích Phong thuộc Khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc).

“Già trẻ gái trai dân tộc chúng tôi đều biết cưỡi trên lưng ngựa, thỏa mình rải vó ngựa trên thảo nguyên dưới ánh trăng. Mặt trăng trên cao tỏa sáng từ phía Đông, rồi mất dạng ở phía Tây. Chúng tôi cũng cưỡi ngựa về phía Tây, đuổi theo dấu vết của bóng trăng, không thấy trăng to lớn nhất không phải là đuổi trăng”.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 2.

Được biết, người dân ở Khu tự trị Nội Mông rất xem trọng Tết Trung thu, những hoạt động được tổ chức trong ngày này cũng nhiều vô số kể: Buổi sáng ăn bánh đường, tối đến ăn bánh Trung thu, giải đố đèn, mỗi ngày từ sáng đến tối đều phải dâng hương.

Thời điểm này cũng là năm lần đầu tiên Lữ Đạt đón Tết Trung thu dưới mái trường đại học. Mặc dù cộng thêm lễ Quốc khánh (Trung Quốc) có thể thêm ngày nghỉ, nhưng để về quê nhà Xích Phong thì quá cực nhọc, tốn nhiều thời gian, nên cậu dự tính đón Trung thu tại trường. 

Vào ngày đoàn viên này, người đi xa đều cố gắng trở về để sum vầy bên gia đình. “Con đi xa, mẹ già ngóng trông”, mặc dù Tết Trung thu không thể trở về, Lữ Đạt hứa rằng sẽ gọi điện về nhà, gửi gắm vài lời nhớ thương.

Dân tộc Thổ Gia - Bái trăng

Tân sinh viên ngành Luật, Đàm Đằng Đạt đến từ vùng đất Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc) xinh đẹp, là chàng trai người dân tộc Thổ Gia chính hiệu. Nói đến tập tục Trung thu, cậu lại hớn hở chia sẻ:

“Trên mảnh đất Tương Tây với phong cảnh lộng lẫy mê đắm, người dân tộc Thổ Gia cần cù nhiệt huyết sở hữu văn hóa dân tộc độc đáo. Tết Trung thu không thể thiếu ‘giã nếp’, ‘bái trăng’... Và những tập tục này đều có liên quan mật thiết đến tục cưới hỏi”.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 4.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 5.

“Trên trời không sấm không thể mưa, dưới đất không người mai mối không thể thành thân”. Người dân tộc Thổ Gia xem ánh trăng là bà mai để chỉ đường dẫn lối, kết hợp lương duyên, là sự đại diện của vẻ đẹp người trưởng thành. 

Ngày Tết Trung thu cũng là ngày của bậc trưởng bối trong nhà, trong thôn giã nếp và bái trăng để gửi lời chúc thọ đến các bậc lão niên. Ngoài ra, dưới ánh trăng sáng, họ còn đi trộm bí đao trong vườn, mang đi tặng cho những cặp vợ chồng chưa có con với hy vọng “sớm sinh quý tử”.

Dân tộc Triều Tiên - Dò trăng

Phác Phạm Long, chàng sinh viên của trường Đại học Kiến trúc Bắc Kinh đến từ Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên (Cát Lâm, Trung Quốc). 

“Tết Trung thu 15/8 Âm lịch cũng là lễ truyền thống của người dân tộc Triều Tiên, chỉ là chúng tôi có cách gọi khác: Tết Thu tịch”, Phác Phạm Long chia sẻ.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 6.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 7.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 8.

Tết Thu tịch không chỉ là ngày lễ nông dân cầu chúc mùa màng bội thu của người dân tộc Triều Tiên ở Cát Lâm, mà còn là ngày để ghi nhớ công ơn của tổ tiên. Vào ngày này mỗi năm, người ta tiến hành cúng bái tổ tiên, tảo mộ nhổ cỏ, cả nhà cùng mang món ngon ra ngoài trời tổ chức tiệc mừng.

Người dân tộc Triều Tiên Diên Biên mổ lợn, làm thịt gà, dùng các loại hạt mới nhất làm bánh gạo nếp phủ vừng và bánh tổ… 

Trong đêm rằm trăng sáng, họ dùng gậy gỗ và cành cây tùng xếp thành tháp “vọng nguyệt”, đầu tiên mời người lớn (trưởng bối, già làng) đứng lên tháp “dò trăng”, tức là nhìn về phía trăng và nói vài lời, sau đó châm lửa đốt tháp, nổi trống, thổi sáo, cùng nhảy múa “bài ca nhà nông”.

Dân tộc Mãn - Cúng trăng

Tân sinh viên năm nhất Lý Trung Bảo chia sẻ thân phận của mình có chút đặc biệt. Bố cậu là người Tích Bá (hay còn gọi là Xibe, một dân tộc sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc và Tân Cương), mẹ là hậu nhân Mãn tộc Chính hoàng kỳ. Do đó, ở quê hương thành phố Bắc Trấn (Liêu Ninh), cậu chịu ảnh hưởng bởi phong tục của người Tích Bá và thấm nhuần văn hóa dân tộc Mãn.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 9.

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 10.

Người Mãn có tập tục tế mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Vì người Mãn và người Hán sống chung trong thời gian dài nên hai dân tộc này đã có sự ảnh hưởng qua lại trong văn hóa. Hoạt động tế trăng của người Mãn pha trộn với tập tục ngắm trăng thưởng nguyệt của người Hán, dần hình thành ngày lễ tháng Tám. Ở khu vực Đông Bắc có một số người Mãn đón Tết Trung thu không gọi là “ngắm trăng”, mà là “cúng trăng” mang hơi hướng của tục tế trăng.

Cả nhà đoàn viên là điều không thể thiếu, buổi tối cùng ăn cơm, nói chuyện thường ngày, chơi trò vui nhộn. 

Khám phá tập tục "chơi trăng" của dân tộc thiểu số ở Trung Quốc: Ăn bánh Trung thu chỉ là phần phụ! - Ảnh 11.

Trung thu không thể vắng bóng một món ăn đặc biệt - “Đại tạp quái”, nôm na có thể hiểu là nồi thập cẩm, dùng đủ loại nguyên liệu nấu chung với nhau. Món ăn này mang ý nghĩa cả nhà sum vầy. Sau đó nhóm lên một đống lửa, cả nhà ngồi xung quanh, lúc thì tâm sự, lúc thì hát ca nhảy múa, tất cả đều được chứng kiến bởi trăng sáng trên cao.

Nguồn: AHJZU

Chia sẻ