Học sinh tiểu học kể chuyện không muốn có thêm em, người mẹ đọc xong đỏ bừng mặt: "Tôi quá xấu hổ, chắc không dám đến trường"

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Bài làm của học sinh khiến cô giáo tò mò hỏi: "Tôi muốn biết mẹ em đã trả lời em như thế nào".

Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh tiểu học quả thật là vô tận. Nhưng cũng vì quá... sáng tạo và thật thà nên đôi lúc, cha mẹ khi xem được nội dung một bài văn do con viết sẽ cảm thấy không biết nên cười hay mếu. Chẳng hạn, bài văn đạt điểm tuyệt đối của một học sinh tiểu học ở Trung Quốc có tiêu đề: "Con không muốn có em gái" đang lan truyền nhanh chóng sau đây.

Chắc hẳn có rất nhiều bậc cha mẹ đã hỏi con mình muốn có em trai hay em gái. Hầu hết trẻ em thường trả lời "có" hoặc "không", nhưng câu trả lời của đứa trẻ gây sốc đến mức ngay cả giáo viên cũng tò mò sau khi đọc được.

Cậu bé viết: "Cô hàng xóm mới sinh em bé, mẹ hỏi: "con có muốn một em gái không". Em nói: "Em gái có gì vui đâu. Mẹ ơi, mẹ sinh cho con một con chó con đi. Phải là chó màu trắng nha".

Bài làm này khiến cô giáo tò mò hỏi: "Tôi muốn biết mẹ em đã trả lời em như thế nào". Đứa trẻ trả lời: "Mẹ em nói mẹ xấu hổ quá, không dám đến trường".

Học sinh tiểu học kể chuyện không muốn sinh thêm em bé, người mẹ đọc xong đỏ bừng mặt: "Tôi quá xấu hổ, chắc không dám đến trường" - Ảnh 1.

Bài văn hài hước của học sinh tiểu học

Nhiều cư dân mạng đọc xong bài văn bình luận: "Tôi có thể hình dung ra vẻ mặt không nói nên lời, bất lực của mẹ đứa trẻ trong tâm trí; "Nếu là tôi, đứa trẻ này nhất định sẽ ăn đòn, ha ha"...

Dù vậy, bài làm của học sinh vẫn được cô giáo cho điểm tuyệt đối. Theo giáo viên này, cô tôn trọng sự sáng tạo cũng như tính thật thà của học sinh. Tất nhiên, trong quá trình đó, cô giáo cũng đã làm công tác "tư tưởng" để học sinh hiểu mình sai ở đâu.

Viết là một cách để trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khuyến khích trẻ viết theo trí tưởng tượng có thể giúp trẻ mở rộng tư duy và phát triển khả năng sáng tạo. Điều này cũng sẽ có tác động tích cực đến sự tự tin của các em. Tuy nhiên, bên cạnh việc khuyến khích, cha mẹ cũng nên đưa ra những hướng dẫn, chỉnh sửa phù hợp, chỉ ra những khuyết điểm trong bố cục để trẻ nhận thức được cách viết chuẩn mực.

Chẳng hạn, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ sửa lỗi trong bài viết một cách phù hợp để tránh những ý kiến thiếu thực tế. Đồng thời, dặn con chú ý hơn đến logic, cấu trúc, ngữ pháp và các chuẩn mực khác trong bài viết của mình. Cha mẹ có thể khuyến khích con đọc nhiều sách ở nhiều chủ đề khác nhau để bổ sung từ vựng. Cùng con kể chuyện, đóng kịch để con biết cách miêu tả sự việc bằng lời văn của mình một cách trơn tru, chuẩn xác.

Chia sẻ