Hạn chế chất gây ung thư từ đồ nướng

,
Chia sẻ

Ăn đồ nướng nhiều sẽ làm tăng khả năng gây ung thư, tuy nhiên làm thế nào để hạn chế hàm lượng chất này trong thực phẩm thì không phải gia đình nào cũng biết

Có khá nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học về khả năng gây ung thư đối với các đồ ăn được sấy, nướng, chiên, quay... Chất gây ung thư acrylamide có trong đồ nướng một amino axit, được hình thành khi sử dụng nhiệt độ cao để chế biến thức ăn, khiến đốt cháy glucozo trong thực phẩm.

 

Acrylamide còn được tìm thấy trong những thực phẩm, đồ ăn có hàm lượng carbonhydrate cao, hoặc được nướng, chiên ở nhiệt độ cao như: khoai tây chiên, bánh quy giòn, bim bim, ngũ cốc, đồ ăn nhanh…

 

Rất nhiều thực phẩm tự nhiên không cần chế biến có chứa một loại enzym-protein, hoạt động như một chất xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả. Tuy nhiên khi chúng được chế biến với nhiệt độ cao, sẽ trở nên mất tác dụng, thậm chí rất độc cho cơ thể.

 

Acrylamide với hàm lượng lớn có khả năng gây ung thư, gây những tác hại lâu dài cho trẻ sơ sinh, gây độc thần kinh, giảm khả năng miễn khuẩn của các tế bào, giảm chức năng sinh sản…

 

Tuy nhiên, mặc dù biết tác hại của việc ăn đồ nướng nhưng hầu hết các gia đình đều không thể loại bỏ thói quen và sở thích ăn uống này. Cũng theo các nghiên cứu mới đây bạn có thể hạn chế hàm lượng chất gây ung thư bằng cách:

 

- Hạn chế các thực phẩm đã được đóng gói, những thức ăn được chiên, quay ở nhiệt độ cao như khoai tây chiên, thịt lợn nướng, đồ ăn nhanh. Đây là những thức ăn có hàm lượng chất béo bão hòa, muối, chất bảo quản và phẩm màu cao, làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh khác. Hơn nữa, chúng có quá nhiều calo, không cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, sử dụng nhiều sẽ gây các bệnh như béo phì, tiểu đường...


- Thiết lập bữa ăn xoay quanh những thực phẩm dinh dưỡng, tươi, chưa qua chế biến như: rau củ, hoa quả, đậu...


- Khi chế biến những loại rau củ có chứa nhiều tinh bột (như khoai tây) ở nhà, bạn nên nấu chúng ở nhiệt độ thấp, trong thời gian dài. Điều này giúp giảm lượng acrylamide hình thành trong quá trình nấu ăn. Chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra nhiều acrylamide hơn.


- Nếu bạn chiên, nướng hoặc quay, không nên nướng cho tới khi thức ăn ngả sang màu vàng đậm, không nên nướng quá kĩ và lâu. Thức ăn càng giòn và có màu tối thì càng chứa nhiều acrylamide.


- Nên dùng lò vi sóng hoặc nồi hấp để chế biến lại thức ăn, thay vì rán đi rán lại. Biện pháp này giúp giảm lượng acrylamide hình thành trong quá trình chế biến.

Mạnh Tú


Chia sẻ