Hai cung điện quan trọng bậc nhất trong Hoàng cung Huế mở cửa miễn phí đón khách dịp Tết này

Dương Dương,
Chia sẻ

Ngoài điện Kiến Trung, điện Thái Hòa trong Kinh thành Huế cũng sẽ được mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Huế luôn là một địa điểm du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa mà hầu hết người Việt Nam nào cũng muốn đặt chân tới. Đặc biệt hơn nữa khi cứ mỗi dịp lễ Tết, Kinh thành Huế lại cho ra mắt nhiều hoạt động mới lạ để đưa du khách đến gần hơn với lịch sử nước nhà. Riêng trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn này, không chỉ mở cửa miễn phí Đại Nội mà còn có thêm các công trình mới chào đón các gia đình đi du xuân. 

Hai công trình quan trọng bậc nhất của Hoàng cung Huế mở cửa đón khách sau thời gian trùng tu

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Tết Nguyên Đán Giáp Thìn này kinh thành Huế sẽ mở cửa thêm điện Kiến Trung và điện Thái Hòa. Cùng với điện Cần Thành, điện Càn Thành, cung Khôn Thái thì đây được xem là hai công trình quan trong nhất bên trong Hoàng cung Huế, nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành thời Nguyễn.

Điện Thái Hòa là nơi từng diễn ra những buổi thiết triều, lễ đăng quang, đón tiếp sứ thần và đại triều... dưới thời Nguyễn. Sau dịp Tết, công trình này sẽ tiếp tục được đóng cửa để tiếp tục quá trình trùng tu, tu bổ, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2025.

Ngôi điện chứng kiến thăng trầm hôn nhân của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương mở cửa đón khách dịp Tết này - Ảnh 1.

Điện Thái Hòa. Ảnh: Visit Huế

Trong khi đó, điện Kiến Trung đã hoàn thành quá trình trùng tu sau 5 năm, với kinh phí phê duyệt là 123 tỷ đồng. Trước giờ G, Trung tâm bảo tồn cũng đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên. Có thể thấy, so với các công trình trong Đại nội thì ngôi điện này có kiến trúc độc đáo cùng lối trang trí nguy nga, lộng lẫy hơn cả.

Ngôi điện chứng kiến thăng trầm hôn nhân của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương mở cửa đón khách dịp Tết này - Ảnh 1.

Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Điện Kiến Trung - nơi chứng kiến hôn nhân của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương

Tiền thân ở nơi này trước kia là lầu Minh Viễn, được xây dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1827. Đến năm Tự Đức thứ 29, lầu bị triệt giải. Sau vua Duy Tân cho dựng với kiến trúc khác vào năm 1913, đặt tên là lầu Du Cừu. Minh Viễn Lâu cũng từng được Hoàng đế Thiệu Trị chọn là Đệ nhất thắng cảnh của đất Thần Kinh. 

Đến đời vua Khải Định, vào năm 1921 - 1923, nơi này đã được mở rộng thành cung điện, lấy tên là điện Kiến Trung. Ngôi điện này có liên quan mật thiết tới hai đời vua Khải Định và Bảo Đại. Công trình này là nơi sinh hoạt hằng ngày của vua Khải Định cho đến tận lúc băng hà. Bên trái toà lầu có phòng Đông Cung, bên phải có Võ Hộ Giá phòng. 

Sau này vua Bảo Đại đã trùng tu và sửa lại lầu Tây Phương. Vào ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại đã cử hành hôn lễ với Hoàng hậu Nam Phương tại điện Kiến Trung. 

Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương trong ngày cưới. Ảnh tư liệu

Tại điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sinh 5 người con là Thái tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung và Hoàng tử Bảo Thắng.

Từng yêu nhau sâu đậm và trung thành, từng tin tưởng lẫn nhau và đồng hành trải qua từ nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống, đối diện với những biến động lịch sử. Thế nhưng, đến cuối cùng, cuộc hôn nhân hoàng tộc này vẫn để lại biết bao tiếc nuối. Còn ngôi điện Kiến Trung chính là nơi chứng kiến những năm tháng hôn nhân hạnh phúc của cặp đôi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Ngôi điện chứng kiến thăng trầm hôn nhân của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương mở cửa đón khách dịp Tết này - Ảnh 3.

Ảnh: Ngô Lễ/ Visit Huế

Sau Cách Mạng Tháng Tám, tại điện Kiến Trung, vua Bảo Đại thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cả gia đình vị vua cuối cùng trong triều Nguyễn rời khỏi cung. Năm 1947, ngôi điện bị phá hủy do chiến tranh, chỉ còn lại nền, mãi cho tới những năm gần đây mới được phục dựng. 

Ảnh: Ngô Lễ/ Visit Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Ngôi điện này là sự kết hợp của kiến trúc Phục Hưng Ý, Pháp, với kiến trúc cổ Việt Nam. Mặt tiền điện được trang trí bằng gốm sứ nhiều màu, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ. Phía trước của chính điện là vườn cảnh, 3 cầu thang được đắp hình rồng tinh tế, dẫn lên thềm điện. Dựa trên bản thiết kế và các tư liệu lịch sử thì quá trình trùng tu được đánh giá đã phục dựng được khoảng 90% so với nguyên bản. 

Bên trong điện Kiến Trung. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Không chỉ vào cửa miễn phí 3 ngày Tết mà du khách có thể thuê Việt phục để chụp ảnh ở điện Kiến Trung. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Thăm lăng Gia Long bằng xe điện

Không những vậy, dịp Tết Giáp Thìn này, khi đến thăm lăng Gia Long ở làng Định Môn, xã Hương Thọ, TP. Huế, du khách còn có thêm lựa chọn về phương tiện đi lại. 

Thay vì chỉ đi bộ thì nay Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa vào tuyến du lịch xanh, thân thiện với môi trường.  Tại lăng Gia Long sẽ có 3 ô tô điện loại 11 chỗ, 23 xe đạp điện và 50 xe đạp phục vụ du khách trên hành trình khám phá. 

Ảnh: Di sản văn hóa Huế - Cultural Heritage of Hue

Chia sẻ