Giáo sư Harvard: Những đứa trẻ có thể trở thành bậc thầy học thuật đều có điểm chung, không phải nhờ IQ cao

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Trong cùng một lớp học, có người chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng ra ngoài chơi vẫn đạt điểm cao trong kỳ thi. Trong khi đó, một số em cần mẫn rèn luyện sau giờ học nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình. Tại sao vậy?

Khi nói đến "học bá", nhiều người có thể nghĩ rằng chỉ số IQ của đứa trẻ này phải cao hơn người bình thường và được di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, ông William C. Kirby - Giáo sư ngành Trung Quốc học và là người đứng đầu Trung tâm Harvard Thượng Hải lại đưa ra một quan điểm khác. Qua nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thể vào Harvard và trở thành sinh viên hàng đầu đều có điểm chung. Đó chính là Năng lực học tập chứ không phải IQ cao.

Giáo sư Harvard: Những đứa trẻ có thể trở thành bậc thầy học thuật đều có điểm chung, không phải nhờ IQ cao - Ảnh 1.

Có ai ở Harvard đọc sách đến 4:30 sáng không? Có, nhưng hiếm khi. Đúng là học giỏi thì cần cù, nhưng cái quan trọng hơn cả cần cù chính là "năng lực học tập". Giáo sư William C. Kirby đã chỉ ra: Chỉ có năng lực học tập mới thực sự nâng cao hiệu quả học tập và làm chủ việc học!

Năng lực học tập có thể hiểu đơn giản là khả năng chuyển hóa nguồn tri thức thành vốn tri thức, hay là khả năng của một người trong việc nhanh chóng tiếp thu kiến thức và làm cho nó có giá trị. Trong cùng một lớp học, có người chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng ra ngoài chơi vẫn đạt điểm cao trong kỳ thi. Trong khi đó, một số em cần mẫn rèn luyện sau giờ học nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình. Đó là biểu hiện của Năng lực học tập.

Năng lực học tập là tổng hòa của động cơ, thái độ học tập, phương pháp học tập, hiệu quả học tập, năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo.

Động cơ

Động cơ là sức mạnh của một người khi muốn đạt được mục đích mà mình theo đuổi. Đây có thể gọi là khoảng cách lớn nhất giữa một học sinh "đội sổ" và một học sinh giỏi. 

Động cơ học tập chính xác là gì? Muốn đạt thứ hạng cao hơn trong kỳ thi, muốn được vào ngôi trường cấp ba lý tưởng, muốn vào trường đại học danh tiếng, muốn trở thành nhà khoa học hay nhà công nghiệp. Hay nói một cách thực tế hơn, động cơ học tập chỉ đơn giản là để có được một số điểm cao trong kỳ thi Đại học, tìm được một công việc tốt, trở thành CEO. Các học giả có xu hướng làm việc chăm chỉ và chủ động học hỏi để đạt được những mục tiêu rõ ràng này.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay thường không có mục tiêu để theo đuổi hoặc hài lòng với hiện tại, thiếu động lực. Chúng thường bị cha mẹ, thầy cô và điểm số ép học, chứ không chủ động, thậm chí nảy sinh tâm lý nổi loạn, chán học. Hậu quả của việc này hẳn ai cũng hình dung được.

Bác sĩ Cai Xiaowan (Trung Quốc), người được mệnh danh là "thần y kỳ tài", đã nuôi dạy 6 người con thành đạt, trong đó 5 người là tiến sĩ và 1 người là thạc sĩ. Phương châm sống của gia đình họ Cai là "Hãy đặt mục tiêu lớn và làm những điều vĩ đại ". 

Cai Xiaowan thường đọc những bài thơ, câu chuyện truyền cảm hứng cho các con nghe... Tường nhà treo đầy ảnh của các nhà khoa học như Marie Curie, Newton và Einstein. Những đứa trẻ trong nhà vì thế đã thiết lập những lý tưởng cao cả từ khi còn nhỏ. Cô con gái út Cai Tianxi muốn trở thành "Marie Curie của Trung Quốc" từ năm 4 tuổi, sau này, cô trở thành giáo sư trẻ nhất tại Harvard.

Thái độ học tập

Edward Banfield (Tiến sĩ, Đại học Harvard) đã tiến hành nhiều năm nghiên cứu để hiểu tại sao, với mọi điều kiện khách quan như nhau, kết quả việc học lại đa dạng đến vậy.

Sau khi khảo sát hàng chục nghìn người và thử nghiệm các giả thuyết khác nhau trong vài năm, cuối cùng ông và cộng sự đã đi đến kết luận: ở Hoa Kỳ hay các quốc gia có hệ thống giáo dục khác nhau, 80% thành tích học tập có liên quan đến thái độ. Ông tin rằng trong học tập, kết quả được xác định bởi hành vi và hành vi được xác định bởi thái độ. Nói cách khác, bạn có thể có năng lực học tập vượt qua người bình thường hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào thái độ học tập của bạn, bao gồm: tích cực, lạc quan, chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ, tập trung và các yếu tố khác.

Nếu một người khi gặp khó khăn mà chùn bước, thiếu sự kiên trì bền bỉ thì dù có động cơ học tập lớn cũng khó đạt được điểm cao. Nhiều người cảm thấy có lỗi với bản thân khi ngủ muộn, chơi game, đọc tiểu thuyết, tán gẫu hay xem phim truyền hình... Họ cũng đồng thời tự hứa với lòng mình ngày mai học tập chăm chỉ hơn. Nhưng ngày mai cũng vậy, thiếu nghị lực khiến con đường họ đi cứ dậm chân mãi tại chỗ.

Phương pháp học

Bạn phải nhớ ba điều: Thứ nhất, đọc là nền tảng của mọi việc học. Thứ hai, nâng cao khả năng đọc là nhiệm vụ cả đời. Thứ ba, chỉ bằng cách kiên trì đọc nhiều hơn, bạn mới có thể tiến bộ, nếu không khả năng đọc của bạn sẽ tự động giảm xuống. Đọc giống như tập thể dục cho bộ não. Ba yếu tố của việc đọc hiệu quả là: 1. Tập trung; 2. Ghi nhớ càng nhiều càng tốt; 3. Kết nối những gì bạn đọc với kiến thức và kinh nghiệm hiện có.

Đừng mù quáng theo đuổi cái gọi là "phương pháp học cấp tốc". Trước tiên bạn phải hiểu rõ về bản thân mình và biết phương pháp học nào thích nhất, phù hợp nhất. Phương pháp thoải mái nhất và thú vị nhất mới có thể thực sự "giải phóng" bản thân khỏi việc học và nâng cao hiệu quả học tập một cách đáng kể.

Hiệu quả học tập

Tại Harvard, giáo sư nhận thấy một điểm tương đồng nổi bật giữa những sinh viên xuất sắc trong học tập, đó là họ luôn nói về thời gian. Bạn nên theo dõi để biết đã làm gì trong một ngày: thời gian nào học tập hiệu quả, thời gian nào nghỉ ngơi và giải trí, và thời gian nào là lãng phí vô ích. Chỉ cần kiên trì, dần dần bạn sẽ thấy rằng trong một ngày, thời gian học tập hiệu quả sẽ tăng lên, và hiệu quả học tập cũng sẽ tăng tương ứng.

Vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khả năng học tập của người học bao gồm trí nhớ, sự chú ý, trí tưởng tượng và khả năng tư duy logic,., không giống nhau. Nếu có thể chọn nội dung học tập tương ứng khi khả năng học tập mạnh nhất, học sinh/sinh viên có thể thường nhận được kết quả ngoài mong đợi.

Tư duy đổi mới, sáng tạo

Có người cho rằng người học chỉ cần nhớ những kiến thức thầy dạy, còn những việc khác không quan trọng đối với việc học. Trên thực tế, họ không nhận ra rằng một người học ghi nhớ nội dung mà giáo viên giảng dạy một cách máy móc, không vận dụng tư duy đổi mới để suy nghĩ độc lập thì chỉ có thể trở thành nô lệ cho việc học. Tương tự, nếu người học không sáng tạo thì kiến thức dù phong phú đến đâu cũng chỉ là bắt chước. 

Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một bài học muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ ấy, lấy đó làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Làm cho nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót. Ngoài ra, nội dung còn có những ý sáng tạo thú vị và có thể gây ấn tượng tốt trong bài học, giúp học sinh, sinh viên có khả năng đạt được điểm cao, đam mê học tập, việc học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Khả năng tư duy logic

Tư duy logic ở trẻ là hoạt động suy nghĩ, suy luận vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch nhằm giúp giải quyết vấn đề, hoặc đạt được mục tiêu. Nếu khả năng tư duy logic không tốt thì việc học tập sẽ khó khăn hơn, hiệu quả học tập sẽ thấp. Những đứa trẻ có khả năng tư duy logic, khả năng lĩnh hội mạnh mẽ, suy luận chặt chẽ, làm việc có tổ chức, khả năng nắm bắt trọng điểm thường sẽ thuận lợi hơn trong học tập.

Để phát triển tư duy logic cho trẻ, phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò chơi về câu đố tư duy, trò chơi trí não, ghép hình… hoặc thường khuyến khích trẻ tìm hiểu về một vấn đề nào đó như "tại sao mùa thu lá lại rơi?", "tại sao nước đông thành đá khi bỏ vào tủ lạnh?"…

Chia sẻ