Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài, bạn đừng quên làm ngay điều này

VA,
Chia sẻ

Với đặc thù khí hậu miền Bắc, vào mùa đông và xuân đa phần các gia đình không sử dụng đến điều hòa. Vậy sang tới mùa hè cần phải làm gì trước khi bật lại những chiếc điều hòa đã ngừng sử dụng sau một thời gian dài?

Cũng như những sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện khác, máy lạnh cũng cần bảo quản, bảo dưỡng hợp lí, đúng cách để giữ độ bền lâu và kéo dài tuổi thọ cho máy.

Những suy nghĩ sai lầm

- Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rút phích điện và đợi đến khi cần thì sử dụng lại bình thường mà không hề hay biết suy nghĩ đó sẽ làm cho điều hòa giảm tuổi thọ sử dụng.

- Đúng vậy, cho dù cánh quạt điều hòa đóng lại, điều hòa không hoạt động nhưng những bụi bẩn hay hơi ẩm bên trong sẽ phá hoại chiếc điều hòa của bạn.

Sau thời gian "nghỉ đông" của điều hòa, bạn cần làm gì ?

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

– Sau khoảng 1-3 tháng nghỉ không chạy điều hòa, bạn cần kiểm tra lại tất cả các bộ phận của điều hòa trước khi bắt đầu sử dụng. Đối với bất cứ thiết bị nào cũng vậy, để lâu sẽ dẫn đến khô máy, hoen gỉ…

– Bạn cần kiểm tra lại dàn nóng, dàn lạnh điều hòa xem có bình thường không, có vật gì bụi bặm, cản trở quá trình hoạt động của điều hòa không.

– Kiểm tra lại các mạch điện điều hòa, các đường ống dẫn nước xả, dẫn gas xem có vấn đề gì không.

– Kiểm tra xem nước có bị ngưng không, nếu không để nó thoát ra ngoài thì sẽ rò rỉ ở trong phòng.

– Điều quan trọng nhất là bạn cần vệ sinh điều hòa sạch sẽ và bảo dưỡng máy móc trước khi để điều hòa bước vào thời điểm sử dụng với tần suất liên tục.

Có như vậy điều hòa mới có thể hoạt động ổn định trong suốt những tháng cao điểm mùa hè và không xảy ra hỏng hóc bất chợt khiến bạn cảm thấy khó chịu, phiền toái vì mất cả việc, mất cả tiền của bạn.

Vì sao phải vệ sinh điều hòa khi không sử dụng một thời gian dài?

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau một thời gian sử dụng, điều hòa sẽ bị nhiều bụi bẩn bám vào, cả dàn lạnh ở phía trong và dàn nóng ở phía ngoài. Những lớp bụi bám vào theo thời gian sẽ ngày càng nhiều hơn, dày hơn. Những lớp bụi này sẽ dẫn đến:

– Điều hòa phát ra tiếng kêu

– Điều hòa làm lạnh kém, hiệu quả làm lạnh giảm

– Hoạt động không ổn định, lúc lạnh lúc không

– Có mùi hôi khó chịu từ nấm mốc

– Gây tốn nhiều điện năng

- Vệ sinh điều hòa sạch sẽ sẽ giúp sức khỏe của người sử dụng được đảm bảo hơn. Điều hòa nhiều bụi ở trong sẽ khiến cho không khí lưu thông ra ngoài nhiều bụi, người sử dụng hít không khí đó vào đồng nghĩa với việc hít cả bụi vào và đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng còn rất yếu.

- Nhiều người nói rằng sử dụng điều hòa sẽ mắc các bệnh nhưng đó là quan niệm hết sức sai lầm. Điều hòa không phải là tác nhân gây bệnh mà chính cách sử dụng điều hòa không đúng của con người mới là nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó bạn cần vệ sinh điều hòa thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của chính những người thân trong gia đình mình.

Các bước vệ sinh điều hòa

Đầu tiên bạn cần phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.

Bước 1: Kiểm tra khu vực giàn lạnh và cục nóng

Kiểm tra thật cẩn thận khu vực giàn lạnh, cục nóng và tiến hành loại bỏ nếu có dị vật (côn trùng chết, đinh tán,...) bên trong. Nếu như có vật cản bên trong, máy lạnh sẽ không làm lạnh tốt được. Đồng thời kiểm tra mối nối gas và mối nối điện để đảm bảo không bị rò rỉ gas, điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Bước 2: Vệ sinh lưới lọc

Để đảm bảo khả năng lọc bụi tốt nhất, khi làm vệ sinh, bạn tháo lưới lọc ra và ngâm chúng trong nước, đồng thời dùng miếng rửa chén để cọ rửa nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, sau đó để lưới lọc thật khô ráo.

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa

Phần cánh quạt và khoang chứa được vệ sinh bằng cách dùng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner (hóa chất làm sạch dàn lạnh) tại các cửa hàng bán hóa chất hoặc thiết bị máy lạnh.

Xịt nhẹ nhàng hóa chất này vào các khe giữa của lá kim loại (tránh để hóa chất tiếp xúc, gây hư hỏng bo mạch điện tử), để 10 - 20 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Bước 4: Lắp lại lưới lọc vào máy

Đối với những vị trí bị đọng nước, ẩm ướt bên trong hãy dùng khăn lau thật khô và tiến hành lắp lại lưới lọc vào máy. Sau đó dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt bên ngoài để máy lạnh trông được mới và đẹp hơn.

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Bước 5: Vận hành máy

Cắm điện và lấy điều khiển bật máy để vận hành thử. Nếu như máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ là bạn đã hoàn tất quá trình làm vệ sinh máy lạnh.

Dùng lại điều hòa sau một thời gian dài bạn đừng quên làm ngay điều này - Ảnh 7.

Ảnh minh họa.

Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh tại nhà

Khi vệ sinh tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.

Tuyệt đối không được để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay mưa gió, tránh làm hư bo mạch.

Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.

Chia sẻ