Linh thiêng đền Hùng trong ngày giỗ Tổ

Giang Hoàng, nguồn ảnh aFamily.vn,
Chia sẻ

Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt.

Những ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Dân gian có câu: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
 
Mời các bạn cùng chúng tôi tới đền Hùng để nhớ về cuội nguồn trong ngày giỗ Tổ 10/3/2012:
 
 
 

Cổng đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2, có bốn chữ Hán
 "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nhìn xa rộng). 


Chùa Thiên Quang, nơi có cây vạn tuế 800 năm.

Đền Hạ tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con,
năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên non. 


Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước.

Dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại Đền Thượng. Theo truyền thuyết đây là nơi các Vua Hùng thường
 lên tiến hành các nghi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.


Cột đá thề để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.


Hiện nay, Đền Hùng còn có những di tích mới xây dựng như đền thờ Lạc Long Quân.


Đền thờ mẹ Âu Cơ nằm dựng trên núi Ốc Sơn.

 
Với con đường hành hương lẩn khuất giữa rừng cây.


Đâu đó, vẫn còn những nét văn hóa chưa đẹp.


Đặc biệt, năm nay còn là năm mà Hát Xoan Phú Thọ chính thức được công nhận
 là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh,
 niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.
Chia sẻ