Mùng 1 Tết: "Xanh mặt" với những bát bún phố cổ "vừa đắt vừa ít"

Bài và ảnh: Nhã Đan,
Chia sẻ

Tranh thủ những ngày nghỉ Tết và lấy cớ “bạn được nghỉ, vui chơi còn tôi hi sinh, phục vụ”, nhiều quán ăn vỉa hè mọc lên như nấm và tăng giá "ầm ầm". Sau khi "thưởng thức", thực khách nào cũng bấm bụng "thôi lỡ mất rồi".

"Lắc đầu, lè lưỡi" với những chiêu "chém đẹp" trên phố cổ

Trái ngược với vẻ vắng lặng, yên bình ở những con phố, tuyến đường trong rạng sáng ngày mùng 1, nhiều quán bún riêu, ốc, phở gà, bò, bánh cuốn nho nhỏ được bày bán trên vỉa hè vẫn tấp nập người ăn.

Theo khảo sát, ngay từ đêm 30 Tết, các hàng quán trên phố cổ như phố Hàng Da, ngã tư Hàng Bông- Phủ Doãn - Đường Thành, Hàng Nón, Hàng Mành, Hàng Điếu, Hàng Gà... đã mở cửa ngay để phục vụ những người đón giao thừa về. 

Có những quán ăn phục vụ có tiêu chí "giữ nguyên giá - chất lượng" như những ngày đầu song đó là những quán ăn hiếm hoi, không nhiều. Còn trên dọc những tuyến phố cổ, người bán hàng nào cũng có tâm lý "bạn được nghỉ nhưng tôi phải làm việc" nên bát bún, bát phở nào cũng được dịp "tăng phi mã".

Cụ thể, có những quán vỉa hè bán phở, bún từ đêm 30 Tết đã đẩy giá bán lên 50.000 đồng/bát bún gà, bò (so với mức 20.000 đồng của ngày thường). Ngày thường, một bán bún riêu, bún ốc ở ngã tư Hàng Bông -  Đường Thành một bát có giá từ 20.000 đồng tới 50.000 đồng thì vào ngày đặc biệt này giá nhỉnh hơn từ 50.000 đồng trở lên.

Chủ cửa hàng cho biết: “Giá thực phẩm tăng như vũ bão, rồi trong khi mọi người được nghỉ ngơi thì chúng tôi vẫn miệt mài phục vụ khách vậy nên giá có nhỉnh hơn một chút cũng là điều dễ hiểu”.

Mấy năm trước, những hàng ăn đêm mở sau giao thừa chỉ lác đác và cũng khá khó để chọn cho mình một quán ưng ý. Nhưng năm nay, các quán ăn bán đêm giao thừa đến sáng mùng 1 để phục vụ thực khách có khá nhiều.

Sáng sớm mùng 1, trên các con phố cổ có những quán ăn vỉa hè mọc lên như Hàng Mành, Hàng Nón, Hàng Điếu, Hàng Đào,  không khí người bán kẻ ăn đã tấp nập khi khách nhộn nhịp ra vào và giá cũng đắt hơn ngày thường. 1 bát phở gà, bò khoảng 50.000 đồng, miến lươn khoảng 60.000 đồng- 80.000 đồng. 

Dường như nắm bắt được tâm lý thực khách, lượng quán ăn chuyên bún riêu, bún cá, bún ốc khá nhiều.

Chị Ngọc Anh – một người dân sinh sống  trên phố Nguyễn Lương Bằng chia sẻ: “Sau khi đón giao thừa về, vợ chồng mình có ăn miến trộn ở một quán vỉa hè dọn vội trên Hàng Gà. Đứng dậy, mình giật mình khi bà chủ hét giá 140.000 hai bát. Bát miến trộn lèo tèo vài miếng thịt bò, giò tai, biết mình bị chặt đẹp nhưng thôi cãi cọ làm gì mất lộc đầu năm”. 

Vừa đi chùa cầu may về, để đổi món bánh chưng mỡ hành ngày Tết, cả nhà chị Thu Trà (Yên Ninh, Hà Nội) gồm 5 người ghé vào quán bún riêu ở phố Hàng Đường ăn. Ăn xong, chị hoảng hốt khi nghe chị bán hàng vui vẻ thông báo: “5 bát bún riêu, 5 trà nóng, vị chi tròn 475.000 đồng”. 

Hỏi rõ ra, chị Trà mới biết, “Ngày Tết, bún riêu cũng ‘tăng phi mã’ từ 20.000 lên 80.000 đồng, trà nóng cũng tăng từ 3000 đồng lên 15.000 đồng/cốc. Tôi cũng biết vào ngày này, những món ăn đó thể nào cũng tăng giá nhưng không nghĩ nó tăng đến như vậy. Biết thế, về nhà ăn cho lành”. 

Bánh cuốn cũng lên tới 40.000 đồng đến 60.000 đồng thay vì 30.000 một đĩa như những ngày thường. 

Dưới đây là loạt ảnh, nhóm phóng viên ghi nhận được:

Mùng 1 Tết:
Quán ăn trên khắp các con phố cổ vẫn sáng đèn để phục vụ người dân đi đón giao thừa về.

Mùng 1 Tết:
Có những quán vỉa hè bán phở, bún từ đêm 30 Tết đã đẩy giá bán lên 50.000 đồng/bát 

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:
Trái ngược với vẻ vắng lặng, yên bình ở những con phố, tuyến đường trong rạng sáng ngày mùng 1, nhiều quán bún riêu, ốc, phở gà, bò, bánh cuốn nho nhỏ được bày bán trên vỉa hè vẫn tấp nập người ăn.

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:
Dường như nắm bắt được tâm lý thực khách, lượng quán ăn chuyên bún riêu, bún cá, bún ốc, bún mọc khá nhiều.

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:


Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:
Về giá cả tăng so với ngày thường cũng là điều không khó hiểu. Với một bát bún nếu ngày thường là 20 ngàn thì đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết có giá 40 - 50 ngàn tùy từng quán.

Mùng 1 Tết:
Các hàng quán mở cửa từ đêm 30, tới sáng sớm mùng 1 Tết đã tự động tăng giá bán lên gấp đôi ngày thường.

Mùng 1 Tết:


Mùng 1 Tết:

Mùng 1 Tết:

Mùng 1, chợ cóc thưa thớt người bán, kẻ mua

Vào ngày này, hàng hóa bày bán không dồi dào như trước Tết, phổ biến vẫn là các loại rau xanh, thịt tươi sống. Sức mua chưa mạnh và nguồn cung cũng không quá nhiều nên mức giá về cơ bản không có gì thay đổi so với trước Tết. Tuy giá chưa giảm, nhưng do sức mua trong ngày đầu tiên của năm mới này cũng không lớn, nên không xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn hàng tại các chợ cóc.

Trước Tết, giá rau khá rẻ thì nay vẫn vậy. Su hào 3000 đồng/củ, cải xanh 15.000 đồng/cân, súp lơ 10.000 đồng/cân... Giá gà có giá 150.000 đồng/kg, thịt thăn bò 240.000 đồng/cân, thịt lợn 110.000 đồng/cân, thịt thăn lợn 130.000 đồng/cân, tôm sú 490.000 đồng/cân...

Lý giải về việc giá các loại thực phẩm vẫn chưa có xu hướng giảm sau Tết, một tiểu thương tại chợ cóc Tân Ấp cho biết: "nguyên nhân là do dịp Tết, nhiều tiểu thương tại chợ chưa hoạt động trở lại, nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, các chủ chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho chợ cũng nghỉ dành thời gian ăn Tết, nên nguồn hàng cũng không nhiều. Chính vì vậy, giá các mặt hàng có xu hướng cao như những ngày cận Tết". 



Một trong những lý do khiến nhiều người chọn mặt gửi vàng tại những siêu thị lớn vào thời gian này là: giá cả niêm yết rõ ràng, mặt hàng lại phong phú.

Mùng 1 Tết:
Chia sẻ