Mục sở thị công việc của những người làm nghề "gõ đầu trẻ"

Chí Toàn - Trang Anh,
Chia sẻ

Nghề giáo viên là một nghề cao quý và luôn được xã hội trân trọng. Bước vào nghề này, các thầy cô luôn phải đặt tình yêu thương với học sinh và trách nhiệm lên hàng đầu. Công việc bận rộn, vất vả nhưng những người làm nghề gõ đầu trẻ vẫn luôn yêu và say mê với nghề.

Chúng tôi đã đến trường Phổ thông liên cấp Olympia (đường Lê Văn Lương kéo dài, Hà Nội), theo chân các thầy cô ở đây để mục sở thị một ngày làm việc của những người làm nghề gõ đầu trẻ.

Trường Olympia có hơn 100 giáo viên, dạy các học sinh ở cả ba cấp: cấp 1, cấp 2, cấp 3. Một ngày làm việc của các thầy cô bắt đầu từ 7h30 sáng tới 17h chiều. Những người "gõ đầu trẻ" ở đây không chỉ tham gia riêng công tác giảng dạy mà còn có rất nhiều công việc không tên khác.

7h30 là giờ ăn sáng của học sinh, các cô giáo được phân công phụ trách bán trú (thường là giáo viên trong tổ Mỹ thuật và Âm nhạc) cũng bắt đầu công tác bằng việc trông các bé cấp 1 ăn sáng. 

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Khu vực nhà ăn tại trường. Các bé rất tự giác ăn uống. Thầy cô chỉ cần để ý tới một vài bạn biếng ăn.

Đến 8h, các con lên lớp. 15 phút đầu giờ là thời gian để thầy cô kiểm tra sách vở và hỏi chuyện các con về sinh hoạt thường ngày, về chuyện học hành. Sau đó mới là giờ học chính thức.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Tiết Toán của cô Đỗ Hiền tại lớp 5A2. Bài học hôm nay là "Ôn tập các đơn vị đo khối lượng".

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Khi các chúng tôi vào lớp, các con đứng dậy chào rất ngoan và lễ phép.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Cô Đỗ Hiền gọi một bạn lên bảng để viết đáp án cho câu hỏi "Đơn vị đo lường khối lượng nào nhỏ hơn kilogam".

Công việc của các giáo viên ở đây khá vất vả. Trông chừng cho một lớp học toàn những bạn nhỏ hiếu động phải ngoan, trật tự, ngồi yên lặng để học tập là một điều không đơn giản. Các thầy cô phải sát sao kiểm tra, theo dõi, đốc thúc, đặc biệt với những môn học đòi hỏi sự an toàn cao như môn thể dục.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Tiết học võ của thầy Nguyễn Huy Bảo dành cho các em khối 6 và 9. Trước khi vào tiết, thầy kiểm tra kỹ đồng phục võ của học sinh. Những em nào còn đi tất, thầy nhắc nhở tháo ra kẻo bị trượt ngã trong quá trình tập.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Thầy Bảo khởi động kỹ cho các em trước khi dạy bài mới.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Trong lúc các em tập, thầy sát sao đi kiểm tra động tác của từng em.

Các thầy cô ở đây khá bận rộn. Một tuần, mỗi thầy cô lên lớp khoảng 20 tiết. Ngoài ra, họ phải thường xuyên tham gia các sự kiện, giải đấu được tổ chức liên tục trong năm. Các thầy cô còn kiêm thêm việc quản lý các câu lạc bộ nhằm hỗ trợ cho việc học tập, phát triển của các em như CLB Tiếng dương cầm, CLB Đồ rê mí, CLB Tiếng Anh, CLB Kịch nghệ,...

Cô Phạm Hải Hà, giáo viên dạy môn Tiếng Việt tiểu học, chủ nhiệm lớp 3A2 chia sẻ: "Thường ở đây mọi người không hoàn thành hết khối lượng công việc khi ở trường được nên về nhà, bọn mình phải soạn giáo án, chấm bài, soạn bài tập riêng cho các em học sinh. Ở đây, bọn mình theo dõi, phân loại học sinh để soạn bài tập riêng phù hợp trình độ của mỗi em. Chẳng hạn với những em có thành tích khá, mình sẽ giao những bài cấp độ cao hơn một chút, kích thích sự học hỏi của các em."

Mục sở thị công việc của những người làm nghề

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Tranh thủ giờ trống tiết, cô Hà chấm điểm bài tập của học sinh.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Cách đấy không xa, cô giáo Phương Liên cũng đang tranh thủ xem qua bài giảng.

11h30, các tiết học buổi sáng kết thúc. Các em học sinh xuống nhà ăn để ăn trưa. Lúc này, các thầy cô phụ trách công tác bán trú cũng đi cùng để chăm sóc việc ăn uống của các em học sinh cấp 1. Ở đây, các em được dạy tự lấy đồ, tự xúc ăn, các thầy cô không phải bón nhiều. Tuy nhiên cũng cần sao sát bởi có nhiều bé lười ăn. Thường trong lúc ăn, các em chẳng bao giờ ngồi yên, líu lo kể đủ thứ chuyện cho cô giáo. Các cô vừa tiếp chuyện, vừa phải thúc giục các bé ăn nhanh.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Cô Kiều Linh đang lấy tương cà giúp một học sinh...

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
...luôn theo sát việc ăn uống của các em.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Ở một bàn khác, cô Lan Chi đang lắng nghe những câu chuyện của học trò. Hết bạn này...

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
...lại tới bạn khác.

Khoảng 12h, các em ăn uống xong, giáo viên chủ nhiệm các lớp đưa học sinh của mình lên phòng học để ngủ trưa. Mỗi lớp có khoảng 16 học sinh, cô giáo sẽ vào ngủ cùng và trông nom các em.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Các em tự giác lấy túi ngủ của mình trải ra.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Cô Vân Anh, chủ nhiệm lớp 1A1 đi phát gối và chỉnh lại túi ngủ thẳng thắn cho các em.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Trước khi các em đi ngủ, cô đọc một mẩu truyện ngắn. Hôm nay, các em được nghe cô Vân Anh đọc truyện: "Chú gà trống tai to".

Giờ ngủ trưa kéo dài 1 tiếng, đến 13h, các em dậy ăn một bữa nhẹ và lại tiếp tục các tiết học buổi chiều. Các thầy cô lại bắt đầu một guồng làm việc mới.


Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Giờ Tin học của cô giáo Trần Thị Huyền tại lớp 2A2. Các em được tập gõ và định dạng truyện ngắn "Hổ và sói".

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Cô Huyền đang hướng dẫn một em học sinh tập gõ mười ngón.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Đối diên phòng tin học là lớp học Tiếng Việt của lớp 2A1 do cô Nguyễn Thanh Hằng giảng dạy.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Vừa gọi một học sinh lên trả lời, cô Hằng vừa nhắc nhở một em khác không tập trung trong lớp.

Thầy cô ở đây không chỉ dạy riêng về văn hóa mà còn rất quan tâm đến việc phát triển thể chất cũng như năng khiếu. Các em được lựa chọn môn học văn - thể -mỹ theo sở thích, năng khiếu của mình. Để phục vụ nhu cầu học tập của các em, thầy cô cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức về âm nhạc, nghệ thuật, thể thao theo "gu" của giới trẻ. 

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Giờ piano của cô giáo Nguyễn Hải Yến. Bài học hôm nay là "Nhật ký của mẹ".

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Tiết mỹ thuật, các em được hướng dẫn làm đèn lồng từ bóng bay và dây len.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Sau khi hoàn thành, những chiếc đèn lồng này sẽ được dùng trong lễ rước đèn tại trường đêm Trung thu sắp tới.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Tiết bóng rổ của thầy Xuân Tùng. Thầy đang hướng dẫn học sinh chuyền bóng.

Để phục vụ cho công tác giảng dạy, các thầy cô ở trường Olympia được đào tạo nhiều khóa học về chuyên môn cũng như về tâm sinh lý trẻ. Cuối giờ học, sau khi trả học sinh, các thầy cô quay lại phòng chuyên môn để họp tổng kết công việc trong ngày, chia sẻ về chuyên môn. Mỗi ngày có một chủ điểm được đưa ra để các thầy cô thảo luận, thực hiện. Hàng tuần, mỗi tổ bộ môn đều tổ chức họp để thống nhất về giáo án, phương pháp dạy học.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Phòng chuyên môn - Nơi các thầy cô họp hành và nghỉ ngơi giữa các tiết học.

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Công việc trong ngày, trong tuần, những chủ điểm thảo luận được các thầy cô treo trên tấm bảng lớn trong phòng. 

Mục sở thị công việc của những người làm nghề
Bọn trẻ ở đây rất quý mến các thầy cô. Giờ ra chơi, nhiều bé đến tìm cô giáo của mình để kể chuyện, chia sẻ.

Chia sẻ