Chùm ảnh cực độc về quảng cáo Việt nửa đầu thế kỷ 20
Từ bia, xà phòng, kem đánh răng, cho tới giày, báo chí, dầu nhớt, thậm chí ... quan tài đều được quảng cáo bằng những từ ngữ hết sức hoa mỹ, hấp dẫn.
Bia Con cọp (Tiger) của hãng B.G.I danh tiếng đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
Tập đoàn Shell cũng có mặt ở Việt Nam từ rất lâu. Trụ sở tại Đông Dương của hãng đặt ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) trở nên quen thuộc đến nỗi khu phố gần đó được dân gian quen gọi là phố Nhà Dầu. Đến nay vẫn còn con ngõ Nhà Dầu trên con phố này.
Những quảng cáo thế này của Bata nếu còn xuất hiện trong thế kỷ 21 chắc chắn sẽ khiến hãng phải mệt mỏi vì theo hầu kiện của các hãng khác bởi sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh kiểu "dìm hàng": Người lịch sự chỉ dùng giày Bata. Sau 1954, Bata chuyển nhà máy sản xuất từ Việt Nam sang Ấn Độ. Tuy nhiên, giống như dầu Shell, danh xưng Bata trở nên vô cùng quen thuộc khi mọi loại giày vải người lao động quen dùng đều được gọi là giày bata.
Một sản phẩm khác của hãng B.G.I, Lave là thứ bia uống của giới bình dân, người lao động. Không đơn thuần là thứ đồ uống giải khát, trước đây, nó còn được coi là thứ đồ uống "bổ dưỡng".
Trước đây, rất nhiều sản phẩm hóa mỹ phẩm Việt Nam nổi đình đám, nhận được sự ưu ái, tin dùng của người tiêu dùng Việt Nam. Xà phòng "Con dê cũ" của hãng Tân Phúc Hòa.
Cô Ba là thương hiệu xà phòng, sữa tắm từng làm mưa làm gió thị trường trong nước, nhất là thị trường miền Nam, cạnh tranh ngang ngửa với các hãng mỹ phẩm nước ngoài.
Hình ảnh ông Tây đen với hàm răng trắng bóng cùng lời quảng cáo gần gũi và dân dã: "Trồng lúa mới có gạo mà ăn, thế mà có người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn. Vì không săn sóc răng một cách chu đáo, có người đã bị sâu rằng và mất nhiều răng".
Một phụ nữ có chồng đi lăng nhăng vì không biết cách chăm sóc bản thân đã tìm lại được hạnh phúc, người chồng đã quay về kể từ khi vợ đọc "Tuần báo Đàn bà" một cách thường xuyên. Từ trước năm 1954, "Tuần báo Đàn bà" cũng đã nhận được sự tin tưởng của nữ giới. Tờ báo dành cho quý bà, có trụ sở ở Hà Nội này đã quảng cáo rất "kêu".
Còn đây lại là poster của một phòng trà ca nhạc trên đường Tự Do - Sài Gòn, nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM.
TIẾP THEO LÀ MỘT SỐ QUẢNG CÁO TẤM LỚN NGOÀI TRỜI: