Chùm ảnh:

Theo chân bà nội trợ sắm Tết Đoan Ngọ

Nhóm PV,
Chia sẻ

Để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ, từ sáng hôm nay, bất chấp trời Hà Nội vẫn còn lác đác mưa, rất đông chị em và cả... anh em đã dậy sớm để sắm Tết.

Mặc dù thời khắc "giao thừa" của ngày Tết Đoan Ngọ theo truyền thống là vào giữa trưa: Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ là lúc mặt trời gần trái đất nhất, trùng với ngày hạ chí.
 
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
 
Khác với các Tết truyền thống khác, ngày Tết Đoan ngọ trùng vào dịp hè - mùa có rất nhiều các loại hoa quả. Theo quan niệm của người Việt, có những loại quả có thể "diệt" được sâu bọ, thậm chí là... giun sán và những "con vật" không tốt trong cơ thể người.
 
Những loại hoa quả mà các bà các mẹ hay mua trong dịp Tết này như bưởi, mận, đào, vải, xoài...  Đặc biệt, với người dân miền Bắc, rượu nếp và bánh tro là 2 đồ không thể thiếu trong dịp lễ này.
 




Khảo sát tại một số chợ như Bạch Mai, chợ Mơ, chợ Kim Giang hay Nghĩa Tân... theo một số bà nội trợ, năm nay, do Tết Đoan Ngọ tới muộn (vì nhuận 2 tháng 4), nên có rất nhiều loại trái cây Việt Nam vào mùa. Về giá cả, hầu hết các loại trái cây đều đắt lên từ 20-30% so với ngày thường. Cụ thể như vải tăng từ 13.000-15.000 đồng/kg lên 18.000-20.000 đồng/kg. Mận cơm to từ 20.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, xoài Bắc từ 15.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg...
 
Các loại hoa quả ở chợ Nghĩa Tân khá tươi và ngon, giá mận cơm từ 20.000-25.000 đồng/kg.
 
Năm nay, các bà nội trợ đều "tẩy chay" những thứ hoa quả bóng bảy, có nguồn gốc từ nước ngoài một phần do giá cả đắt, nhưng điều quan trọng hơn là do chất lượng không đảm bảo khi thời gian qua, thông tin về các loại hoa quả này bị tẩm ướp hóa chất độc hại rất nhiều.
 
Món rượu nếp truyền thống là một phần không thể thiếu được trong dịp lễ này. Một vài năm gần đây, bên cạnh rượu nếp trắng, ở nhiều chợ, các bà các chị còn mua thêm rượu nếp cẩm, tạo thêm màu sắc đa dạng cho mâm cỗ Tết Đoan Ngọ.


Món rượu nếp ở ngõ 105 chợ Bạch Mai được bán đồng giá (nếp cẩm và nếp vàng)
là 50.000 đồng/kg.

 
Cùng chúng tôi theo chân bà nội trợ đi sắm đồ cho ngày Tết Đoan Ngọ tại chợ Bạch Mai, chợ Nghĩa Tân, chợ Hàng Bè, chợ Hôm:
 
Các loại hoa quả Việt Nam vào đúng mùa được các bà nội trợ ưu tiên chọn. So với các
 loại trái cây nhập khẩu thì trái cây Việt Nam vẫn rẻ và ngon, đảm bảo chất lượng.


Ngày lễ nhưng các loại hoa quả chỉ tăng giá nhẹ so với ngày thường. Mỗi nải chuối
tây có giá từ 40.000 đồng. Nếu khéo trả giá, các bà nội trợ có thể mua 
được với giá 30.000 đồng/nải.


 
 
Hoa cũng được nhiều chị em chọn lựa với giá khá rẻ chỉ từ 500-1.000 đồng/bông
 hoa hồng, 2.000 đồng/bông hoa cúc.


Chị Hương đứng đắn đo tại cửa hàng hoa tươi một lúc.  Sau đó chị quyết định chọn mua
 một bó loa kèn. Loa kèn đã hết mùa nên có giá khá cao. Tuy vậy, chị vẫn chọn
loài hoa này
vì sự thanh cao, tinh khiết của nó khi đặt trên bàn thờ gia tiên.




Thêm một ít vàng mã cho đủ bộ mâm cúng ngày lễ.


Hàng bán rượu nếp là "đắt khách" nhất. Mỗi kg rượu nếp ở chợ Hàng Bè được bán 
với giá 50.000 đồng.


Riêng chợ Nghĩa Tân giá mỗi kg rượu nếp chỉ từ 30.000-50.000 đồng/kg. Thông thường,
các bà nội trợ chỉ mua từ 10.000-15.000 đồng tiền rượu nếp để "diệt sâu bọ".


Điều khá thú vị, bên cạnh sự tất bật của chị em, rất nhiều "anh em" cũng đã dậy sớm, giúp vợ đi chợ, mua sắm đồ cúng lễ.


Một bác hưu trí mua rượu nếp về ăn sáng


Chú bộ đội này tranh thủ được nghỉ cuối tuần giúp vợ mua hoa quả để thắp hương ngày lễ.


Với 1 chục hoa cúc có giá 20.000 đồng, người đàn ông này đã hoàn thành "nghĩa vụ"
 vợ giao cho buổi sáng.



Không chỉ có "chị em" đi chợ, khá nhiều "anh em" cũng đã dậy sớm đi chợ sắm Tết.
Chia sẻ