Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia

Chí Hiếu,
Chia sẻ

Mật ong là một trong những món quà của thiên nhiên dành cho con người, nhưng mấy ai biết để có được chúng người nuôi ong vất vả đến mức nào.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 1.

Đã từ lâu mật ong luôn được nhiều người sử dụng bởi "món quà trời ban" này có nhiều tác dụng vừa chữa bệnh vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, thế nhưng để có một hũ mật vàng ươm như vậy những người thu hoạch ong cũng phải vất vả vô cùng, trời nắng nóng vẫn phải bỏ nhiều giờ ngoài trời chỉ để thu hoạch mật cho kịp vụ.

Xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) là vùng đất có hệ sinh thái phong phú, rừng núi bao quanh phù hợp cho việc phát triển nghề nuôi ong, từ những năm 1990 cho đến nay số lượng đàn ong trên toàn xã không ngừng tăng lên, cho tới thời điểm hiện tại toàn xã có khoảng 3.000 đàn ong, gần 40 hộ nuôi, sản lượng mật đạt khoảng 30 tấn/năm.

Đến thăm gia đình ông Trần Văn Yên (xã Lâm Sơn ) người đã có 27 năm trong nghề nuôi ong nội cũng đúng vào dịp thu hoạch mật ong, cả gia đình ai cũng kín đồ bảo hộ để có thể lấy được thứ mật vàng ươm sau nhiều tuần chờ đợi.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 3.

Vào nghề làm ong từ năm 1994 đến nay đã 27 năm trong nghề, ông Yên cho biết bản thân đã có 19 năm đảm nhiệm vai trò nuôi đàn ong giống quốc gia, "trong những năm công tác tôi ở trong tổ giữ giống ong quốc gia thuộc Công ty Ong Trung Ương gồm 24 thành viên, khi ấy người trong tổ được cấp cho 100 đàn ong nội, từ năm 1994 tôi bắt đầu vào làm đến 2013 tôi cùng các thành viên đảm nhiệm công việc nuôi ong, nhân đàn và nâng cao kỹ thuật nuôi, sau khi nghỉ hưu tôi trả lại đàn ong giống, nhưng cũng là cái nghiệp của mình đã bao năm nên bản thân cũng đã nhân giống số ong nội cho đến nay cũng được 70 đàn", ông Yên kể.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 4.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 5.

Đối với nghề nuôi ong được chia thành 2 loại đó là nuôi ong ngoại và nuôi ong nội, tuy sản lượng của loài ong ngoại gấp nhiều lần so với ong nội, nhưng theo ông Yên nuôi ong nội vẫn có nhiều điểm lợi hơn và được nhiều người nhân giống. So với thời điểm cuối thế kỷ trước đến nay số lượng ong nội được nuôi tăng gấp nhiều lần. Ông Yên phân tích: "Ong ngoại thu được nhiều, nhưng chi cũng rất tốn, khi ong ngoại về với điều kiện của nước ta không thích ứng được như ong nội. Với đặc tính đàn lớn đi kiếm ăn liên tục mà khiến cho người nuôi ong ngoại phải liên tục di chuyển từ nơi này qua nơi khác để đàn ong có thể đi kiếm ăn nguồn thức ăn, còn đàn ong nội khi đặc tính tìm thức ăn tốt hơn nên chúng có thể duy trì đàn ong ở một chỗ trong nhiều năm nếu như người nuôi ong có đủ kỹ năng chăm sóc, số lượng mật của ong nội tuy ít hơn nhưng chất lượng mật bao giờ cũng được người trong nghề đánh giá tốt hơn".

Tại Lương Sơn (Hòa Bình) là nơi được nhiều người nuôi ong yêu thích bởi có nhiều rừng núi, nguồn mật có quanh năm, từ đầu tháng 3 đến tháng 4 có mật nhãn, vải, hồng bì, giữa năm sẽ là mùa của mật sấu, keo và táo, những tháng cuối năm hoa rừng cũng rất nhiều. 

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 6.

Những tổ ong được đặt ngay trong khu vườn rộng lớn của gia đình, ong chỉ cần bay đoạn ngắn đã có thể vào trong những tán cây rộng lớn của núi rừng kiếm mật.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 7.

Mật khi thu hoạch sẽ được cắt nắp để lộ phần mật "chín", người dân sẽ dùng máy quay ly tâm để lấy mật, còn phần kén có ấu trùng ong được giữ lại trả về tổ để đàn ong tiếp tục phát triển thế hệ mới.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 8.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 9.

Những người trực tiếp thu hoạch ong phải mặc đồ bảo hộ tránh việc bị ong đốt khi lấy mật.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 10.

Vừa thu hoạch mật, ông Yên vừa cho biết chuyện người trong nghề mới biết. Thông thường nhiều người truyền tai nhau những cách để kiểm tra chất lượng mật ong có đạt chuẩn hay không, thế nhưng theo ông Yên việc ra mật chất lượng tốt hay không chỉ có người nuôi mới rõ, nhưng người mua thường khó phân biệt, bởi mật nào cũng sẽ thơm và ngon.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 11.

Tuy nhiên mật nhãn và mật vải sẽ có màu đậm, vị ngọt sắc, mật keo màu vàng sáng hơn và có vị hơi chua. Nhiều người truyền tai nhau việc cứ nhìn thấy mật kết tinh là mật pha đường, người trong nghề cũng phân tích rằng điều đó không hẳn là chính xác, trong nguồn hoa vẫn có những loại mật bị kết tinh, nhưng mật kết tinh khác với đường kết tinh. Đường kết tinh có cánh nhỏ và thường sẽ kết tinh dưới đáy chai, còn mật kết tinh cánh to và thường ở trên, khi nếm thử thì phần kết tinh có vị ngọt từ mật, còn kết tinh từ đường sẽ có vị đặc trưng của mật mía.

Mật nhãn, vải và mật hoa rừng thường được người dân nơi đây bán với mức giá khoảng 200.000 đồng/kg, mỗi năm số lượng mật từ các mùa hoa có thể lên tới hàng tấn.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 13.

Mật ong sau khi thu hoạch được lọc lại bằng lớp vải màn và bảo quản trong những can nhựa tránh ánh nắng mặt trời.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 14.

Thành phẩm thu được sau những ngày vất vả là những chai mật có độ vàng óng vô cùng bắt mắt, tùy vào mua hoa mà mật cũng sẽ có chất lượng và giá trị khác nhau.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 15.

Đến "thủ phủ mật ong" giữa mùa thu hoạch, gặp người đàn ông đã dành cả tuổi xuân đảm nhiệm công việc giữ gìn đàn ong giống quốc gia - Ảnh 17.

 

Chia sẻ