Đây là bài hát thiếu nhi có nội dung đen tối đến nỗi trường học ra lệnh cấm, nhưng con bạn chắc chắn đã và đang nghe rất nhiều lần

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Giai điệu vui tươi, lời bài ca trông có vẻ trong sáng và hợp lứa tuổi. Thế nhưng, mọi chuyện không đơn giản như nội dung bề ngoài của nó.

Hầu hết các bài đồng dao có từ lâu đời, trong một số trường hợp, nguồn gốc của chúng đã có từ hàng trăm năm trước. Tất nhiên, việc xác định chính xác các bài hát đến từ đâu đôi khi không rõ ràng. Dù vậy trong nhiều năm, người ta đã đưa ra rất nhiều cách giải thích khác nhau cho các bài hát thiếu nhi. Và trong khi một số khá đơn giản - hoặc là vô nghĩa - thì số khác lại có nguồn gốc cực kỳ đen tối.

"Baa, Baa, Black Sheep" - bài hát thiếu nhi có hàng trăm triệu lượt xem là một trong số bài thuộc trường hợp thứ hai. Giai điệu vui tươi, ca từ nói về những chú cừu đen và một cậu bé nghe qua vô cùng trong sáng, nhưng thực ra, bài hát chứa cả một câu chuyện và giai thoại lịch sử trong đó.

Đây là bài hát thiếu nhi có nội dung đen tối đến nỗi trường học ra lệnh cấm, nhưng con bạn chắc chắn đã và đang nghe rất nhiều lần - Ảnh 1.

"Baa, Baa, Black Sheep" - bài hát thiếu nhi có hàng trăm triệu lượt xem với giai điệu vui tươi, ca từ nói về những chú cừu đen và một cậu bé

Baa, Baa Black Sheep được xuất bản lần đầu tiên trong Tommy Thumb's Pretty Song Book vào năm 1744 - được cho là bộ sưu tập các bài đồng dao thiếu nhi cổ nhất còn sót lại. Bài hát đã làm nên lịch sử vào năm 1951 khi nó trở thành một trong hai bài hát đầu tiên (bài còn lại là “In the Mood”) được thu âm kỹ thuật số và phát trên máy tính.

Baa Baa Black Sheep.

Có một vài câu chuyện về nguồn gốc của bài hát này, bao gồm cả ý tưởng đến từ việc buôn bán len thời Trung Cổ và liên quan đến chế độ nô lệ ở Đại Tây Dương.

Người ta khẳng định rằng bài hát không phải về cừu đen hay về một cậu bé mà là về phong tục vốn là loại thuế đánh vào lông cừu mà những người nông dân phải nộp cho vua vào năm 1275. Một phần lông cừu được tiến cống cho nhà vua, một phần đến Nhà thờ và một phần cho người nông dân, điều đó có nghĩa là cậu bé chăn cừu không có gì cả. 

Cuộc tranh cãi lần đầu tiên bắt đầu vào những năm 1980 và 1990, khi một số bậc cha mẹ ở Vương quốc Anh bắt đầu phàn nàn rằng con cái của họ đang được dạy một bài hát nói về chế độ nô lệ. Lý do ở đây là "cừu đen" chính là ám chỉ nô lệ châu Phi, với len ám chỉ họ bị buộc phải làm việc trong các trang trại. 

"Thuật ngữ "con cừu đen" bị nhiều người coi là một khái niệm rất tiêu cực. Nó thường được sử dụng để mô tả cảm giác tiêu cực của ai đó về một người, chẳng hạn anh ấy là con cừu đen của gia đình. Lịch sử đằng sau vần điệu rất tiêu cực và cũng rất xúc phạm người da đen, do thực tế là vần điệu bắt nguồn từ chế độ nô lệ", một ý kiến nói.

Đây là bài hát thiếu nhi có nội dung đen tối đến nỗi trường học ra lệnh cấm, nhưng con bạn chắc chắn đã và đang nghe rất nhiều lần - Ảnh 3.

Người ta khẳng định rằng bài hát không phải về cừu đen hay về một cậu bé mà là về Đại phong tục vốn là loại thuế đánh vào lông cừu mà những người nông dân chăn cừu phải nộp cho vua vào năm 1275.

Có thông tin cho rằng một học khu ở Anh đã cấm bài hát mẫu giáo vì nội dung phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên lệnh cấm này sau đó đã bãi bỏ. Đến năm 2014, một trường học ở phía đông Melbourne, Úc đã thay đổi lời bài hát. Các giáo viên cho rằng bài hát có cả nội dung phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, vì vậy "black" và "boy" đều được bỏ đi. Thay vì hát "Baa cừu kêu, cừu đen", trẻ mới biết đi đang được dạy hát "Ba cừu kêu, cừu cầu vồng".

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, tuổi thơ vốn hồn nhiên, trẻ em không hiểu nội hàm hoặc tính đúng đắn chính trị của các bài hát, câu chuyện hay bất cứ điều gì, vậy tại sao chúng ta cố đào sâu và dùng những biện pháp cấm đoán, thay đổi để tước đi sự trong trắng của chúng?


Chia sẻ