Đây là 8 câu nói cửa miệng của cha mẹ có thể khiến con tổn thương mãi mãi

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Nói chuyện cũng là một cách dạy con hiệu quả. Ấy vậy mà nhiều khi bố mẹ Việt lại không hề để ý chuyện này chút nào.

Trong suốt quãng đường từ nhỏ đến khi trưởng thành, với những đứa trẻ, lời nói của cha mẹ là ánh đèn soi sáng đường các con bước. Chúng có thể khiến trẻ tổn thương hoặc khích lệ con sống hạnh phúc, tự tin.

Nhiều người nghĩ lời nói thoảng gió bay, nhưng hãy nhớ lại xem, có phải đôi khi chính những người lớn chúng ta cũng mãi không quên được một câu nói tổn thương dù vô tình hay cố ý nào đó? Vết thương thể xác sẽ có ngày lành da, vết thương từ tinh thần đôi khi đeo bám mãi. 

Ngay cả một câu nói phổ biến có vẻ an toàn cũng có thể vô tình chạm vào lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an. Thử thay đổi cách nói với con, cha mẹ sẽ nhận ra được sự thay đổi rõ rệt và tích cực từ những đứa trẻ trong gia đình mình.

1. Loại như con thì làm nên trò trống gì?

Một câu nói chẳng khác gì xát muối vào tim nhưng lại là câu "cửa miệng" của nhiều gia đình. Trẻ có làm nên trò trống gì cho tương lai không thì cần có sự định hướng, sự tin tưởng, khích lệ của bố mẹ, người thân xung quanh.

Cha mẹ vô tình thốt ra, con trẻ suốt đời ghi nhớ: Đây là 8 câu nói cửa miệng của cha mẹ Việt có thể tổn thương con mãi mãi - Ảnh 1.

Ngay cả một câu nói phổ biến có vẻ an toàn cũng có thể vô tình chạm vào lòng tự trọng của một đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Nếu con bị chính bố mẹ - người thân thiết nhất coi thường và không tin tưởng thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng có tâm trí để phấn đấu. Đặc biệt nghiêm trọng là sự coi thường của bố mẹ có thể khiến con từ một đứa trẻ ngoan ngoãn thành người hỗn láo, ngông cuồng và gây hại cho xã hội.

2. Con giống hệt bố/mẹ con

Những câu nói kiểu thế này hầu hết do các bậc làm cha mẹ trẻ đang có vấn đề gì đó bất hoà với nhau rồi sau đó trút giận lên trẻ. Việc này vừa khiến cho người bố hoặc mẹ và cả người con cảm thấy bị xúc phạm.

Khi đó, người cha/mẹ vô tình đã đẩy con vào cuộc đấu tranh để chọn lựa, hoặc là theo phe bố hoặc là theo phe mẹ; trong trường hợp bố mẹ đã ly dị thì cảm giác của trẻ càng tồi tệ hơn.

3. Sao con không thể được như anh/chị con?

Câu nói này cũng tương tự như những câu hàm ý về sự so sánh đã nêu ở trên. Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ có một tính cách riêng, không thể áp đặt tính cách, ưu điểm của đứa này lên đứa khác được. Việc so sánh như thế sẽ gây tổn thương và ức chế tinh thần rất lớn cho trẻ, vô hình tạo ra khoảng cách giữa các con với nhau và tình cảm anh chị em trong gia đình cũng bị sứt mẻ.

4. Có gì đâu mà con phải sợ

Câu nói này hoàn toàn không thể an ủi cảm xúc sợ hãi của trẻ. Và một lần nữa, nó thể hiện bạn đang đánh giá thấp cảm xúc của con, khiến chúng nghĩ bản thân kém cỏi. Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm xúc cùng con bạn, cho thấy bạn luôn ở bên cạnh chúng.

5. Tránh ra, cái này con chưa làm được

Cha mẹ vô tình thốt ra, con trẻ suốt đời ghi nhớ: Đây là 8 câu nói cửa miệng của cha mẹ Việt có thể tổn thương con mãi mãi - Ảnh 2.

Hãy cho con được thử thách điều mới mẻ thay vì phủ nhận cố gắng của con. (Ảnh minh họa)

Khi con muốn giúp bố mẹ gấp một chiếc quần, chiếc áo, mẹ liền đuổi con ra và nói: "Không được, cái này con chưa làm được". Câu nói đã khiến ý thức muốn được lao động, muốn được thử thách điều mới mẻ, muốn được giúp bố mẹ của con… đều tan biến.

Thay vì hành động như vậy, hãy cầm lấy tay con, dạy con biết cách làm thế nào. Với cách này, con sẽ được trải nghiệm, có cảm giác mình đã làm được mà không gặp nguy hiểm. Đồng thời, khi vừa hướng dẫn con, bố mẹ còn có thể giải thích cho con vì sao phải cẩn thận.

6. Tại bố mày đấy/Tại mẹ mày đấy

Bạn đã bao giờ gặp một người không bao giờ có lỗi chưa? Bất kể trong hoàn cảnh nào họ cũng là nạn nhân, mọi chuyện là tại người khác hết, đối phương luôn là người sai. Những người này là chuyên gia đổ tội và chối tội, bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy họ nói lời xin lỗi.

Cha mẹ tốt luôn có những hành vi đúng mực để làm gương cho con cái, bao gồm cả việc thừa nhận khi họ làm sai. 

Cha mẹ vô tình thốt ra, con trẻ suốt đời ghi nhớ: Đây là 8 câu nói cửa miệng của cha mẹ Việt có thể tổn thương con mãi mãi - Ảnh 3.

Khi cả nhà để quên đôi giày của con trên ô tô hoặc ở đâu đó, nhiều người có thói quen nói: "Tại mẹ mày/bố mày quên đấy". Như vậy, dù không cố ý thì người lớn cũng dạy trẻ thói quen đổ lỗi cho người khác. Và lần sau, mỗi khi có gì sai sót, trẻ sẽ buông ngay câu: "Tại bố/mẹ đấy". Điều quan trọng là dạy cho trẻ thói quen tự chịu trách nhiệm với hành động, biết cách quản lý đồ đạc của mình từ bé.

7. Nói nhiều quá, hỏi nhiều quá

Trẻ con hay nói luôn мiệɴg, hỏi luôn мiệɴg, nhiều khi cùng một câu hỏi mà con hỏi đi hỏi lại suốt mấy lần. Nhiều người không chịu được đã mắɴg con: "Hỏi nhiều quá, mẹ vừa trả lời rồi còn gì". Chính trẻ con cũng không biết tại sao lại muốn hỏi nhiều lần thế nhưng thái độ gắt gỏng của mẹ sẽ khiến bé sợ nói ra những suy nghĩ của mình vì sợ bị mẹ mắng.

8. Con ngoan, con học giỏi bố/mẹ mới yêu

Tình yêu của bố/mẹ dành cho con mà gắn với điều kiện như vậy sẽ khiến trẻ hiểu nhầm rằng thành tích sẽ đổi được đồ chơi, quần áo và tình yêu từ bố/mẹ. Trẻ luôn yêu bố mẹ vô điều kiện. Vì vậy, dù là trong lời nói, bố/mẹ cũng đừng bao giờ lấy tình yêu của mình ra làm điều kiện trao đổi. Tình yêu của bố mẹ không phải là đích để con vươn tới, nó phải là bàn đạp và bệ đỡ để con vươn tới thành công.

Chia sẻ