Dạy “con trời” - sao cho khéo

Phan Du,
Chia sẻ

Có thể sẽ có lúc bạn phải đối mặt với việc bé hỏi: “Tại sao con có 1 mình? Không có chị như bạn A. ở lớp?”.

Đây là hội chứng xuất hiện từ rất lâu, dưới những tên gọi khác nhau như “con độc”, “quý tử”, “gái rượu”…

Ở hầu hết những gia đình có “con trời”, mọi kỳ vọng của cha mẹ đều đổ dồn lên vai đứa trẻ đó. Con cái giống như phương tiện để thực hiện và truyền tải nốt những ước mơ… còn thiếu của cha mẹ. 

Hội chứng "con trời" - "gái rượu"

Bé Bim (4 tuổi) càng lớn càng xinh, vợ chồng chị Hoa Mỹ (Chương Dương, Hà Nội) luôn coi bé là thiên thần và luôn tự hào về con hết mực. 

Dù nhà rất có điều kiện nhưng vợ chồng chị Mỹ luôn đặt mục tiêu "chỉ và một con". Vợ chồng chị làm ở một công ty nước ngoài, kiếm tiền rất tốt, bằng chứng là nhà chị chẳng thiếu thứ gì, đến Bim đồ gì cũng có, cũng xịn. 

4 tuổi, Bim đã phải gánh trên vai một loạt lịch học: từ tiếng Anh, toán, vi tính đến đàn ca sáo nhị… Cứ đi đến đâu, bố mẹ lại nhắc Bim: “Đàn một bài cho các cô các chú nghe đi con”.

Đến một ngày, có gia đình một người bạn của bố đến chơi nhà đưa theo đứa con bằng tuổi Bim, bố mẹ lại bảo Bim đánh đàn, xong xuôi, cô bạn xinh xắn như búp bê kia cũng đòi đánh đàn. Phải công nhận, cô bé đó đàn rất hay. 

Dạy “con trời” - sao cho khéo 1
 Vậy dạy bé con một như thế nào là hợp lý? (Ảnh minh họa)

Khách đi về, bố mẹ Bim nhăn nhó: “Con bé đó nghe nói mới học đàn mà đã đánh được bài dài ngoẵng như vậy. Bim học cả năm mà đánh được mấy bài ngắn cũn”. 

Bị so sánh thế, Bim buồn lắm.  

Một trường hợp khác, anh Sông Lam và chị Bích Thủy (Cống Trắng, Khâm Thiên, Hà Nội) lấy nhau muộn, đi khám khắp nơi nơi, cuối cùng mới sinh được một đứa “con vàng con bạc”. Vì vậy, anh chị quyết tâm “dốc toàn tâm toàn lực” hết mực cưng chiều và chăm sóc con… 

Bảo Minh được bố mẹ rất chiều, cuối tuần nào bố mẹ cũng hỏi han xem “con muốn gì? Hôm nay mẹ mua đồ chơi cho con nhé?”. Ngày nào anh chị cũng hỏi xem con thích ăn gì? 

Anh chị rất để ý lịch ăn uống của con (sữa gì, xem kẽ những bữa nào? Thực đơn thịt cá gà bò thay đổi ra sao?...).

Chẳng hiểu anh chị chiều con thế nào mà Minh ngày càng tự coi mình là trung tâm vũ trụ. Dù đã đi học lớp 1 nhưng bé chẳng nói chuyện, chẳng chơi với ai. Cô giáo nhiều khi gọi điện thoại về thông báo Minh rất khó khăn để học cách chia sẻ với bạn bè. 

Nếu chơi với bạn, bé hay áp đặt suy nghĩ cho bạn khác nên dần dần chẳng ai chơi với Minh. 

Nhiều khi mẹ hỏi tình hình học hành, bé khó chịu ngắt lời cả mẹ. Anh chị buồn lắm và nhận ra hình như mình đang dậy con sai cách. Vậy dạy bé con một như thế nào là hợp lý?

Dạy bé đúng cách

Loại bỏ vị trí độc tôn của bé là việc nên làm. Bạn không nên dành cho con quá nhiều đặc quyền để con thấy mình là người đặc biệt. 

Sẽ là sai lầm khi bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá lớn ở bé. Bạn cần nhớ rằng, bé cần có thời gian và không gian để phát triển mình còn hiện giờ bé cần tự do để làm những gì bé muốn. Bố mẹ nào cũng muốn con mình trở thành kỹ sư, bác sĩ… những nghề cao quý thế nhưng bạn phải tùy vào sức và tuổi của con. Thay vì tạo áp lực, ban nên để bé phát triển theo hướng tự nhiên. 

Chiều chuộng bé quá cũng khiến bé trở nên ích kỷ, coi mình là cái của rốn vũ trụ. Như trường hợp trên cũng có thể thấy, bé khó khăn để học cách tiếp xúc, chia sẻ với bạn bè. Bạn hãy dạy con biết cách chia sẻ, cách lắng nghe, cảm thông và nhường nhịn ngay từ tấm bé.

Có thể sẽ có lúc bạn phải đối mặt với việc bé hỏi: “Tại sao con có 1 mình? Không có chị như bạn A. ở lớp?” Đó là lúc bé thấy cô đơn, trống trải và ghen tỵ với bạn cùng lớp. Bạn cần dành nhiều thời gian cho con hơn, cho bé đi chơi tiếp xúc với bạn đồng trang lứa, người thân…



Kết hôn gần chục năm trời mới có “tin vui”, vợ chồng anh chị yêu chiều béhết mực
Dạy “con trời” - sao cho khéo 2
Chia sẻ