Đám cưới chay ở miền Tây, phá vỡ "quy tắc" tiệc cưới nhưng vẫn khiến khách mời kinh ngạc bởi độ cầu kỳ của món ăn

Dương Dương,
Chia sẻ

Có ai tò mò nếu như ăn cưới mà là cỗ chay thì sẽ như thế nào?

Đi ăn tiệc cưới, bên cạnh để chúc mừng cho cô dâu chú rể thì đây cũng là dịp được thấy rõ nhất phong cách ẩm thực, văn hóa của mỗi gia đình, mỗi vùng miền khác nhau. Có những món ăn chỉ được thưởng thực trên bàn tiệc đãi khách ở một nơi nhất định. Ngay cả giữa bàn tiệc miền Bắc, Trung, Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt. Chưa kể, ngày nay, còn có nhiều xu thế tiệc cưới được biến tấu đa dạng, thú vị, khiến các khách mời phải trầm trồ. Như cỗ cưới ở miền Tây đang thu hút cộng đồng mạng. 

Cỗ cưới miền Tây thường thấy

Nhắc đến ăn cưới thì không thể nào bỏ qua bàn tiệc cũng như cách thưởng thức của người dân miền Tây. Đặc trưng của đám cưới vùng sông nước, trước tiên, luôn là chiếc cổng dừa được kết hoành tráng, nổi bật, chào đón các vị khách quý. 

Ảnh chụp màn hình

Kế đó, là bàn tiệc tròn thịnh soạn với loạt món ăn đặc trưng. Thực đơn thường ghi ngắn gọn các món chính, không tính các món ăn kèm như cơm, bún, bánh mì, ăn kèm... giống như thực đơn miền Bắc. 

Mặc dù vậy nhưng theo như mô tả của những người từng đi đám cưới miền Tây thì từ lúc ngồi xuống tới khi đứng lên, chưa lúc nào không có đồ ăn. Cứ ăn hết món khai vị, món chính được mang lên. Mọi người vừa ăn, vừa chúc nhau, đồ ăn cứ hết là lại được tiếp thêm cho đến tận cuối bữa tiệc. Đây cũng là một kiểu ăn cỗ khác biệt chỉ tìm thấy ở khu vực phía Nam. Trong khi đó, ở miền Bắc sẽ chỉ dọn các món lên một lần và khách ăn hết lượt là xong. 

Không những vậy, các món chính thường có nguyên liệu từ cá như lẩu cá kèo hoặc lẩu thái, gà tiềm bánh mì, tôm, ghẹ, các món gỏi rau củ.... 

Thực đơn "phá vỡ" quy tắc của cỗ cưới miền Tây

Thế nhưng, gần đây, một số đám cưới ở miền Tây trở thành tâm điểm khi đãi tiệc kiểu mới, độc lạ. Trong một đoạn clip đang lên xu hướng, một đám cưới đã chọn đãi khách bằng mâm cỗ chay thay vì các món quen thuộc từ cá, tôm, ghẹ. 

Được biết, gia đình cô dâu chú rể đều tổ chức tiệc cưới ở Tiền Giang, song, vì không tìm được đơn vị nào phục vụ nhu cầu này ở tỉnh nên đã tìm tới tận TP.HCM mới có đơn vị nhận. Mỗi bàn tiệc đều có rất nhiều món ăn, tất cả đều là đồ chay. Sự "phá cách" này khiến chính những vị khách tới chúc phúc cũng không tin rằng có thể làm đồ chay đến mức công phu, linh đình để đãi khách như vậy. 

Đám cưới chay "phá vỡ" quy tắc tiệc cưới miền Tây vẫn khiến khách mời kinh ngạc bởi độ linh đình - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Theo như lời giới thiệu, các món ăn chính trên bàn tiệc cưới chay này có đầy đủ từ món khai vị đến món chính. Đó là gỏi An tịnh được làm từ nhiều loại rau củ và nấm, đến salat nấm bào ngư Nhật, súp Thiện duyên, nấm né Lạc Viên ăn kèm với bánh mì, sushi chay, món tam vị tâm giao gồm sủi cảo kiêm tiền, nem chua, chả giò. 

Gỏi và salad. Ảnh chụp màn hình

Đám cưới chay "phá vỡ" quy tắc tiệc cưới miền Tây vẫn khiến khách mời kinh ngạc bởi độ linh đình - Ảnh 4.

Súp và nấm né. Ảnh chụp màn hình

Sushi chay. Ảnh chụp màn hình

Sủi cảo, chả giò, nem chua chay. Ảnh chụp màn hình

Đám cưới chay "phá vỡ" quy tắc tiệc cưới miền Tây vẫn khiến khách mời kinh ngạc bởi độ linh đình - Ảnh 7.

Chưa dừng lại, thay vì tháp rượu và tháp bánh kem thì sẽ có tháp sushi chay và tháp puding. Ảnh chụp màn hình

Đám cưới chay "phá vỡ" quy tắc tiệc cưới miền Tây vẫn khiến khách mời kinh ngạc bởi độ linh đình - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, cô dâu chú rể cũng chỉ mời khách đãi tiệc mà không để thùng nhận tiền mừng.. Ảnh chụp màn hình

Đương nhiên, việc tổ chức tiệc cưới chay hay mặn tùy thuộc sở thích của mỗi gia đình. Song, đây được dự đoán sẽ là một xu hướng, một lựa chọn mới mẻ, không chỉ cho các buổi tiệc cưới mà còn cho cả các bữa tiệc liên hoan của gia đình, công ty. 

Chia sẻ