Đã có khẩu trang phòng cúm A “made in” Việt Nam

,
Chia sẻ

PGS.TS Phạm Văn Nho, khoa vật lý, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã vừa chế tạo thành công một loại khẩu trang có khả năng phòng dịch cúm A (H1N1).

Với ước mơ người Việt Nam sẽ được hưởng những sản phẩm có công nghệ tốt nhất trên thế giới, PGS.TS Phạm Văn Nho, khoa vật lý, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã vừa chế tạo thành công một loại khẩu trang có khả năng phòng dịch cúm A (H1N1).

Nguyên liệu rẻ, chất lượng quốc tế

Theo PGS.TS Phạm Văn Nho, loại khẩu trang có khả năng phòng dịch cúm này sử dụng quang xúc tác của vật liệu ô-xít ti-tan (nano TiO2) để diệt khẩn. Nano TiO2 là vật liệu đã được sử dụng từ lâu nay trong sơn, mỹ phẩm, dược phẩm...


Ảnh MH

Khi được chiếu sáng hạt ô-xít ti-tan ở kích cỡ nanomet trở thành một môi trường ôxy hóa khử mạnh nhất trong tất cả các chất ôxy hóa khác đã được biết.

Cụ thể là mạnh gấp rưỡi ô-zôn, gấp hai lần clo. Tiếp xúc với môi trường này, hầu hết các loại hợp chất gây ô nhiễm, vi khuẩn, vi-rút sẽ bị phân hủy thành nước, các-bô-nic...

Trong cơ cấu của loại khẩu trang này, sợi bông lại có kích thước nhỏ, vì vậy vải bông phủ nano TiO2 là một môi trường có hoạt tính sinh học, hoá học cao.

Loại này vừa có khả năng hút dính các vật thể nhỏ vừa có khả phân huỷ cac chất hữu có độc hại trong môi trường không khí theo cơ chế của phản ứng oxy hoá khử.

Cũng theo ông Nho, loại vải này dùng để may quần áo, tư trang bảo vệ cho người hoạt động trong vùng lây nhiễm bệnh tật qua đường thở, tiếp xúc và trong môi trường ô nhiễm hoá chất độc hại. Vải được làm sạch, sau đó nhúng vào dung dịch nano TiO2 sẽ tạo nên một liên kết bền vững có khả năng hoạt động lâu dài.

Giá thành vật liệu nano TiO2 cao cấp trên thế giới là rất cao. Tuy nhiên tại Việt Nam, vật liệu TiO2 được chế tạo từ nguyên liệu rẻ tiền là các hợp chất vô cơ của titan bằng công nghệ và thiết bị  tự thiết kế với khả năng sản xuất quy mô công nghiệp.

Kích thước tinh thể từ 4-15nm, được biến tính, pha tạp N, Sn, In… để có khả năng hoạt động trong miền ánh sáng yếu, thậm chí không có tia tử ngoại, ông Nho nói.

Ước mơ giản dị của một nhà khoa học

Với ước mơ người Việt Nam sẽ được hưởng những sản phẩm có công nghệ tốt nhất trên thế giới của PGS.TS Phạm Văn Nho thông qua công trình nghiên cứu khoa học về sản phẩm khẩu trang diệt khẩu nano TiO2 đã được khá nhiều các nhà khoa học trên thế giới như, các nhà khoa học trong lĩnh vực hoá học, vật lý học, sinh học và công nghệ nano công nhận.

PGS.TS Phạm Văn Nho cũng đã được nhiều nước trên thế giới mời báo cáo tại nhiều Hội nghị khoa học chuyên đề quốc tế…Cũng như nhiều công ty Mỹ, Nhật, Canada, Ấn độ… quan tâm liên hệ tìm hiểu khả năng hợp tác.

Tuy nhiên, theo ông PGS.TS Phạm Văn Nho, mục đích của việc đưa công trình nghiên cứu này tham gia vào Giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2010 sẽ mang lại một dấu ấn nhất định cho người Việt. Mọi người dân Việt Nam sẽ được hưởng sản phẩm tốt nhất này để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình cũng như tất cả cộng đồng xã hội.

Đây là sản phẩm công nghệ cao được nghiên cứu sản xuất hoàn toàn trong nước, nên hiệu quả kỹ thuật kinh tế xã hội rất lớn, có khả năng phòng chống đại dịch lây nhiễm đường hô hấp ở quy mô quốc gia, quốc tế, nâng cao sức khoẻ cộng đồng  trong các vùng khí hậu có nhiều dịch bệch truyền nhiễm.


 PGS.TS Phạm Văn Nho và khẩu trang nano. Ảnh: TTXVN

“Sự phát triển này vừa tạo ra hiệu quả kinh tế khoa học xã hội trong nhiều lĩnh vực liên quan khác, đồng thời tạo ra một viên gạch đầu tiên xây dựng nền Khoa học và Công nghệ nano của Việt Nam trên diễn đàn Khoa học nano thế giới” - PGS.TS Phạm Văn Nho nói.

PGS.TS Phạm Văn Nho là người có truyền thống nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ nano, đặc biệt là nghiên cứu chế tạo và ứng dụng nano TiO2 đã và đang là chủ trì của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Đại học quốc gia trong lĩnh vực công nghệ nano. Các sản phẩm của Phó giáo sư đã được Nhà trường gửi đi tham dự nhiều triển lãm quốc gia.

Theo VnMedia

Chia sẻ