Cúm A/H1N1 và thai phụ

,
Chia sẻ

Số ca tử vong liên quan với cúm A/H1N1 là thai phụ gia tăng khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng. Làm gì để phòng tránh và biết mình có bệnh?

Cúm A/H1N1 có gây nguy hiểm cho thai phụ hơn các chủng cúm khác?
 
Rất tiếc câu trả lời là có.
 
Hệ miễn dịch ít hoạt động hiệu quả hơn khi có thai. Vì thế, thai phụ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Và trong suốt quá trình mang thai, bất kỳ chủng cúm nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu với các biến chứng như viêm phổi hay nguy hiểm tới tính mạng.

Tất nhiên, nhiễm cúm khi mang thai không có nghĩa là lúc nào bạn hay bé cũng gặp nguy hiểm. Nhiều bà mẹ tương lai bị cúm không hề bị các biến chứng nhưng theo thống kê chung, thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Nhìn chung, mỗi năm, các bà mẹ tương lai thường có xu hướng bị biến chứng với nhiều chủng cúm, nhất là trong mùa cúm và trong các đợt dịch lớn. 

Có thể phòng cúm như thế nào?

Vắc-xin đã có và đây là cách phòng vệ lý tưởng.

Vệ sinh thân thể tốt cũng giúp bạn phòng ngừa cúm.

Không nên chủ quan với các biểu hiện

Biểu hiện cúm A/H1N1 ở trẻ em và người lớn là tương tự nhau và giống với cúm mùa:

-         Sốt

-         Ho

-         Viêm họng

-         Chảy hoặc ngạt mũi

-         Đau người

-         Đau đầu

-         Ớn lạnh và mệt mỏi

-         Tiêu chảy và nôn mửa (hiếm gặp)

Nếu bị mắc cúm, có thể sẽ không có tất cả các triệu chứng trên. Vậy nên chỉ cần một vài trong số đó là đủ để bạn phải lưu tâm.

Những dấu hiệu cảnh báo

Cúm chuyển chiều hướng xấu rất nhanh, đặc biệt là thai phụ với biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi. Cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ 1 triệu chứng nào dưới đây:

-         Khó thở, thở gấp

-         Da tái

-         Nước bọt có máu hay màu lạ

-         Đau hoặc thấy tức ngực, bụng

-         Đột ngột hoa mày chóng mặt, nhầm lẫn

-         Nôn mửa liên tục, không dừng

-         Thai nhi trong bụng không máy nhiều như mọi khi

-         Sốt cao và thuốc hạ sốt không có tác dụng.

Làm gì khi thấy mình có biểu hiện cúm?

- Nếu có các biểu hiện cúm, hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người và gọi điện cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ quyết định xem có cần làm xét nghiệm hay điều trị không.

- Nếu tiếp xúc gần với ai đó bị cúm A/H1N1 hoặc đang điều trị bệnh này thì goi ngay cho bác sĩ để xem có cần điều trị dự phòng không.

Điều trị cúm A/H1N1 cho thai phụ như thế nào?

- Điều trị dứt sốt.

- Uống nhiều nước

- Bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn có cần uống thuốc kháng virus không. Thuốc kháng virus sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu và phát huy tác dụng tốt nhất trong 48 tiếng đầu.

- Có rất ít thông tin về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ và chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận.

Theo Dân trí

Chia sẻ