Cứ giao mùa trẻ lại ốm tập thể, chuyên gia lý giải nguyên nhân và cách phòng tránh

Quang Vũ,
Chia sẻ

Trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết có những thay đổi đột ngột, trẻ rất dễ mắc bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và việc học tập của trẻ.

Cô giáo L.T.T. (giáo viên của 1 trường mầm non tại Hà Nội) chia sẻ: Giao mùa, nhất là sang hè, là thời điểm có nhiều trẻ nghỉ học do bị ốm nhất. Lớp cô T. có 40 học sinh mà có những ngày nghỉ tới 1/3 em do mắc bệnh về hô hấp và lây nhau. Có những bé vừa khỏi ốm đi học lại tái bệnh.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trường, nhất là các trường mầm non bởi trong những năm đầu đời, trẻ thường xuyên bị ốm. Đặc biệt trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết có những thay đổi đột ngột, trẻ rất dễ mắc mắc các bệnh về đường hô hấp.

Tại sao trẻ dễ bị ốm hơn ở thời điểm giao mùa?

Theo BS Tạ Duy Tùng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ốm khi thời tiết giao mùa trong năm:

Cứ giao mùa trẻ lại ốm tập thể, chuyên gia lý giải nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh 1.

BS Tạ Duy Tùng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam

1. Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển

Giao mùa là thời điểm thời tiết thay đổi lớn nhất giữa các mùa trong năm. Do sự chênh lệch nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm, đây là khoảng thời gian bùng phát nhiều dịch bệnh nhất ở trẻ em, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa, điển hình là bệnh thủy đậu và tay chân miệng.

2. Sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt

Sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, rất yếu ớt nên các bé dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus… gây ra các bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, thời tiết nắng mưa, nóng lạnh thất thường vào lúc giao mùa khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, đã vô tình tạo ra những "vòng xoắn" bệnh lý. Khi trẻ ốm, trẻ dễ bị chán ăn, mệt mỏi, sút cân từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm sút, sau đó trẻ dễ mắc bệnh hơn.

3. Ô nhiễm môi trường, điều kiện vệ sinh kém

Một số yếu tố liên quan đến điều kiện sống như ô nhiễm môi trường, điều kiện vệ sinh kém... cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguồn ô nhiễm có thể đến từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện… Các hoạt động này tạo ra các loại bụi, gây ra các bệnh lý về đường hô hấp và ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, trẻ nằm phòng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mũi họng bị khô dẫn đến viêm. Bởi vậy mà nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em sẽ tăng cao hơn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.

4. Các tác nhân gây bệnh không ngừng biến đổi

Vi khuẩn hoặc virus có đặc tính đặc biệt đó là tính thích nghi. Điều này có nghĩa là các tác nhân gây bệnh có khả năng kháng lại các loại thuốc, khiến cho các loại thuốc không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

Cứ giao mùa trẻ lại ốm tập thể, chuyên gia lý giải nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Để con không bị ốm khi giao mùa, bố mẹ nên làm thế nào?

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chia sẻ, để phòng tránh bệnh tật khi chuyển mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị ốm, dưới đây là những nguyên tắc cha mẹ cần biết:

- Tăng cường miễn dịch cho trẻ nhờ chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cha mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau củ quả, uống các loại nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cam, cà rốt, cà chua… để bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C. Bên cạnh đó, vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, do đó khi nấu nướng đồ ăn cha mẹ nên chú ý đảm bảo nguyên tắc ăn chín và uống sôi.

- Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động: Khi vận động cơ thể của bé luôn được dẻo dai và tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa. Tuy nhiên cần lưu ý, vào mùa hè, các bậc phụ huynh nên cho bé vui chơi ngoài trời khi chiều mát để tránh sốc nhiệt.

- Nhắc trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài: Trong môi trường không khí có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và bụi bẩn gây bệnh, cha mẹ nên cho bé đeo khẩu trang mỗi khi di chuyển ra ngoài. Nên chọn loại khẩu trang có khả năng kháng khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

- Tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ: Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nên tiêm phòng vắc xin phòng cúm cho trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi trên 6 tháng và tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Trẻ được tiêm phòng cúm có thể bị bệnh nhẹ hơn và ngắn hơn so với trẻ không được tiêm phòng.

Cứ giao mùa trẻ lại ốm tập thể, chuyên gia lý giải nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh 3.

- Chú ý vệ sinh cho trẻ: Cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài việc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ, cắt móng tay, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật như chó, mèo... cha mẹ cần thường xuyên tắm rửa, rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với nước rửa tay.

Vào mùa hè nắng nóng, trẻ chơi nhiều, ra nhiều mồ hôi thì nên cho con tắm 2 lần/ngày với sữa tắm sạch khuẩn để bảo vệ sức khỏe.

Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, nhãn hàng Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh vi khuẩn biến đổi không ngừng, Lifebuoy ra mắt nước rửa tay và sữa tắm công thức Vitamin+ giúp nâng cao hàng rào bảo vệ, diệt 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ trẻ hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam

Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Chia sẻ