Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế: Bố tự trói tay, mẹ chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa

Thanh Hương,
Chia sẻ

Vì quá mất bình tĩnh mỗi lần kèm con học, những cha mẹ này đã nghĩ ra các cách “có một không hai” để kiềm chế bản thân không "bốc hỏa" khi dạy con học bài.

Với nhiều cha mẹ, kèm con học là một nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, tốn nhiều sức lực hơn cả 8 tiếng làm việc trên công ty.

Đó là bởi nhiều đứa trẻ rất lười học, hoặc lười tư duy. Bố mẹ có giảng cách mấy, con cũng không chịu tiếp thu kiến thức. Không ít bố mẹ vì thế mà rơi vào cảnh "tăng xông".

Mới đây, một ông bố họ Ngô tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã chia sẻ với báo chí bức ảnh bản thân tự trói hai tay lại trong lúc kèm con học.

Con trai anh Ngô năm nay học lớp 4. Cậu bé sắp phải trải qua kỳ thi học kỳ 1. Đây là điều khiến cả gia đình trở nên căng thẳng. Học lực của cậu bé không được tốt, dù bố giảng cách mấy cũng không hiểu bài.

Anh Ngô vốn nóng tính, sợ trong lúc tức giận lỡ đánh con nên đành nghĩ ra cách tự trói tay mình. Chỉ có cách này mới khiến ông bố trẻ kiềm chế được bản thân.

Bố tự trói tay, mẹ rúc đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa: Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế! - Ảnh 2.

Ông bố tự trói tay để kiềm chế bản thân.

Được biết trước đó, anh Ngô từng sử dụng một số phương pháp để khích lệ tinh thần học tập của con như lập bảng thưởng phạt bằng tiền… Tuy nhiên tình hình vẫn không được cải thiện.

Trước đó vào tháng 11, một bà mẹ ở Thượng Hải cũng gây sốt mạng xã hội khi những hình ảnh bất lực khi kèm con học của mình được chia sẻ rộng rãi.

Theo đó, chị Lưu đang dạy con làm bài tập về nhà. Từ phút bình tĩnh ban đầu, bà mẹ dần phát điên, tức giận và quát mắng con.

Bố tự trói tay, mẹ rúc đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa: Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế! - Ảnh 3.

Chị Lưu tự chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa.

Khi bà ngoại, tức mẹ của chị Lưu nhìn thấy cảnh tượng này thì bật cười: "Vậy là rốt cuộc con cũng có ngày hôm nay". Sau đó, bà ngoại liền mở một chiếc hộp, lấy ra một lá thư từ 23 năm trước được bà viết để gửi cho con gái mình:

"Con sai 17 trong bài. Con sẽ trút giận lên cha mẹ.

Vậy con có hiểu những khó khăn của cha mẹ?

Một lần nữa, hối thúc con làm bài tập về nhà. Con vẫn bĩu môi và không bị thuyết phục. Nếu vấn đề tương tự xảy ra với con con trong tương lai, con sẽ phải đối mặt với nó như thế nào?

Mẹ mong rằng khi ấy con sẽ không cáu giận".

Chị Lưu sau đó đã tự chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa.

Có thể nói, kèm con học chưa bao giờ là công việc dễ dàng và đòi hỏi sự bình tĩnh hết sức từ bố mẹ. Nếu không bình tĩnh thì có thể bạn sẽ rơi vào trường hợp của chị Vương, 36 tuổi tại Hồ Bắc, Trung Quốc.

Bố tự trói tay, mẹ rúc đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa: Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế! - Ảnh 5.

Chị Vương bị nhồi máu cơ tim, suýt mất mạng.

Trong lúc kèm con học, vì quá tức mà chị lên cơn nhồi máu cơ tim, suýt mất mạng. Cũng may chị được chồng đưa vào viện cấp cứu kịp thời.

Để tránh như các trường hợp trên, trong lúc kèm con học, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau để giữ bình tĩnh:

- Khi nóng giận, thay vì mắng con, bố mẹ hãy uống một ly nước mát từ từ. Trong lúc uống, bố mẹ tĩnh tâm, suy nghĩ về tình huống và cách xử lý. Có thể việc con chậm tiếp thu một phần do bố mẹ dạy con học chưa đúng cách.

- Sau khi uống nước, nếu bố mẹ vẫn chưa hạ hỏa được thì hãy đi rửa mặt thật kỹ. Nước mát sẽ khiến bố mẹ dịu lại và bình tâm hơn. Trong lúc rửa mặt, bố mẹ hãy soi gương và suy nghĩ thêm những cách khiến con chăm chỉ học tập, có thể là một biện pháp khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần học của con.

Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế: Bố tự trói tay, mẹ chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa - Ảnh 7.

- Để khiến cơn giận thực sự lắng xuống khi chưa nghĩ ra cách xử lý, bố mẹ hãy đi tắm. Thời gian và sự thư giãn khi tắm gội sẽ giúp làm bố mẹ bay biến cơn cáu giận. Khi đầu óc thảnh thơi hơn, chắc chắn bố mẹ sẽ nghĩ ra cách hay ho nhất để kèm con học.

Bên cạnh đó, để con tập trung tốt nhất vào bài vở, bố mẹ nên loại bỏ những thứ phiền nhiễu xung quanh như: Tắt tivi, cất hết những món đồ chơi sặc sỡ… Đồng thời bố mẹ không nên bắt ép con học trong thời gian quá dài mà nên kết hợp vừa học vừa nghỉ giải lao. Điều này giúp cả con lẫn bố mẹ giải tỏa được áp lực.

Chia sẻ