Cô gái xinh đẹp sinh ra không hề có tử cung và kinh nguyệt, vài thập kỷ sau mới vô tình biết được bí mật kinh khủng mà mẹ luôn giấu kín

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Sau vài thập kỷ sống trong sợ hãi, tự ti, cô Dawn Covino mới cảm thấy nhẹ nhõm vì đã phát hiện sự thật ẩn sau con người mình.

Mới đây, The Sun đã đăng tải câu chuyện của cô Dawn Covino, hiện 46 tuổi, sống tại Long Island, New York (Mỹ). Câu chuyện qua lời kể của cô Dawn diễn ra như sau:

"Tôi là con trong một gia đình có ba cô con gái. Cha mẹ tôi tên là Carol và Thomas, họ không phải kiểu người thích bày tỏ cảm xúc và thường không trò chuyện nhiều với con cái.

Hồi bé, tôi vui vẻ và sống hướng ngọai. Nhưng bắt đầu từ năm 12 tuổi, tôi bắt đầu cảm thấy lạc lõng khi bạn bè nói về kinh nguyệt còn tôi mãi vẫn chưa thấy đến. Vài năm sau đó, ngực tôi bắt đầu phát triển nhưng kỳ lạ là kỳ kinh của tôi vẫn không chịu đến và cũng chẳng có bất kỳ sợi lông nào trên cơ thể.

Cô Dawn Covino ngày bé và khi đã trở thành một thiếu nữ.

Những dấu hiệu khác biệt ấy làm tôi thấy rất xấu hổ, mỗi lần đến giờ thể dục tôi thường trốn trong phòng thay đồ để bạn bè không nhận ra những điểm bất thường của mình.

Thậm chí ngay khi ở nhà, tôi cũng cố thu mình lại. Vào một ngày vào năm 1989, khi tôi 15 tuổi, mẹ tôi hỏi tôi có lông dưới cánh tay không. Tôi nói "không" trong sự xấu hổ và được mẹ đưa đến gặp bác sĩ. Sau lần khám đầu tiên, tôi được mẹ đưa đi gặp thêm ba bác sĩ khác để khám nội khoa, làm xét nghiệm máu và chụp cắt lớp. Tuy nhiên, chẳng một ai giải thích cho tôi bất cứ điều gì, còn tôi cũng chẳng có đủ tự tin để hỏi họ.

Thay vào đó, tôi nghe được một vài câu nói từ các cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và bác sĩ. Tôi nghe họ nói rằng tôi được sinh ra mà không có tử cung và sẽ không bao giờ có kinh hoặc có con. Tiếp đó, tôi được thông báo sẽ phải cắt bỏ tuyến sinh dục của mình vì chúng là tiền ung thư. Vì vậy, tôi đã thực hiện phẫu thuật trước sinh nhật lần thứ 16 một tháng.

Cô gái xinh đẹp sinh ra không hề có tử cung và kinh nguyệt, vài thập kỷ sau mới vô tình biết được bí mật kinh khủng mà mẹ luôn giấu kín - Ảnh 2.

Robert ngày trẻ vô cùng xinh đẹp nhưng luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ.

Phẫu thuật xong, tôi được bác sĩ cho uống thuốc estrogen trong suốt quãng đời còn lại của mình, tuy nhiên chẳng ai nói cho tôi biết việc tôi có thể sinh con hay không. Dù cố gắng để quên nhưng tôi cảm thấy thật sự đau lòng khi biết mình có lẽ sẽ không bao giờ được làm mẹ và sẽ chẳng một chàng trai nào muốn cưới mình.

Sau này, tôi đã bắt đầu có người yêu và có thể "quan hệ" bình thường, tuy nhiên chưa bao giờ tôi tiết lộ cho ai về việc mình không thể có con. Mãi đến năm 28 tuổi, tôi gặp Robert và ngay lập tức yêu anh ấy, đây là người đàn ông duy nhất tôi muốn tiết lộ sự thật về khả năng sinh con của mình. Thật hạnh phúc khi anh ấy hoàn toàn chấp nhận, chúng tôi cưới nhau vào ngày 13/8/2004.

Dawn và chồng của mình, Robert.

Dù đã lấy chồng nhưng thực lòng tôi luôn cảm thấy đau khổ khi nhìn những người bạn của mình được yêu thương và chăm sóc con cái. Chính vì vậy vào năm 2005, Robert và tôi bắt đầu tìm kiếm con nuôi. Vào tháng 11/2007, chúng tôi đã nhận nuôi cặp song sinh một tuổi, một trai và một gái. Giấc mơ làm mẹ của tôi đã thành hiện thực. Khi bọn trẻ lên 5 tuổi vào năm 2012, tôi quyết định làm xét nghiệm ADN cho chúng và cũng quyết định xét nghiệm nguồn gốc bản thân để hiểu hơn về mình (xét nghiệm này cho người làm biết dòng dõi của mình bắt nguồn từ các quốc gia nào).

Trên các mẫu đơn, tôi điền mình là giới tính nữ nhưng 2 tuần sau, tôi nhận được email từ công ty xét nghiệm ADN, thông báo rằng mẫu của tôi có gì đó không ổn bởi kết quả cho thấy tôi mang nhiễm sắc thể XY, tức là giới tính nam. Nghĩ rằng có nhầm lần, tôi quyết định làm lại một xét nghiệm khác kết quả vẫn vậy. Bác sĩ từ công ty xét nghiệm ADN gọi cho tôi và hỏi có phải tôi sinh ra không có tử cung và từng phẫu thuật khi còn trẻ không.

Sau khi biết được sự thật, bác sĩ cho rằng tôi đã bị "Hội chứng không nhạy cảm androgen", nghĩa là những đứa trẻ được sinh ra là nữ - với cơ quan sinh dục nữ bên ngoài - nhưng không có buồng trứng hoặc tử cung. Thay vào đó chúng có tinh hoàn bên trong và nhiễm sắc thể XY. Tôi vô cùng bất ngờ nhưng không phải sốc hay kinh hãi, khoảnh khắc đó tôi như cảm thấy nhẹ nhõm vì đã phát hiện sự thật ẩn sau con người mình sau vài thập kỷ.

Sau khi kết thúc điện thoại với bác sĩ, tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu về "Hội chứng không nhạy cảm androgen" và nhấc máy gọi cho mẹ, đó cũng là lúc mẹ tôi bật khóc. Hóa ra bà đã biết sự thật từ lâu nhưng quyết giấu kín bí mật tới khi chết vì muốn bảo vệ tôi. Nhẽ ra tôi sẽ phải cảm thấy rất giận dữ, nhưng với cương vị một người mẹ tôi hiểu được những gì mẹ làm.

Cuối cùng, Dawn cũng phát hiện sự thật ẩn sau con người mình sau vài thập kỷ.

Khi tôi chia sẻ sự thật với chồng tôi Robert, anh chỉ mỉm cười vì trước giờ cứ nghĩ tôi bị ung thư nhưng thật may khi không phải.

Để khám phá nhiều nhất về bản thân tôi đã tham gia một nhóm hỗ trợ trực tuyến, nhờ đó tôi có thể kết bạn với nhiều người liên giới tính như mình. Hoá ra, có đến 1,7% dân số là người liên giới tính nhưng vì sợ hãi nhiều người không dám công khai. Tôi đã xác định mình là nữ nên tôi chọn cách sống với giới tính này suốt đời nhưng tôi không xấu hổ khi bản thân là người liên giới tính.

Tôi kể câu chuyện này ra để tự giải phóng bản thân. Tôi hy vọng những người cùng cảnh ngộ sẽ không đơn độc và sẽ không phải chịu đựng những gì mà tôi từng trải qua".

Hội chứng không nhạy cảm androgen là gì?

Hội chứng không nhạy cảm androgen (AIS: androgen insensitivity syndrome) còn gọi là hội chứng kháng androgen, là một tập hợp các rối loạn liên quan đến sự biệt hóa giới tính.

AIS xảy ra do sự đột biến của gen AR, khiến cơ thể không phản ứng với androgen, hormone làm phát triển giới tính nam. Trẻ sinh ra dù có tinh hoàn nhưng hình dáng bên ngoài của bệnh nhân lại phát triển theo hướng nữ.

Khi mới sinh, bé bị AIS giống như một bé gái bình thường, không có dấu hiệu gợi ý để nghi ngờ bộ nhiễm sắc thể (NST) hoặc nồng độ testosterone bất thường hay nghi ngờ bé không có tử cung và buồng trứng.

Dậy thì có khuynh hướng bắt đầu nhẹ nhàng hơn so với các bé gái khác. Tuyến vú phát triển, cấu trúc vùng chậu và phân bố mỡ cơ thể xảy ra như các bé gái khác. Quá trình dậy thì bệnh nhân sẽ không có kinh. Bệnh nhân có thể nhờ đến các nhà tâm lý tư vấn và trong một số trường hợp sẽ điều trị để thay đổi diện mạo của bộ phận sinh dục.

Hội chứng kháng androgen là một hội chứng hiếm gặp và có tính gia đình. Việc chẩn đoán hội chứng này không khó.

Chia sẻ