Cô dâu Việt kể chuyện chồng Tây háo hức đón Tết cổ truyền trên đất Thụy Sỹ

Thu Hương,
Chia sẻ

Ngày Tết ở Thụy Sỹ không rộn ràng như ở Việt Nam nhưng Chi vẫn duy trì nếp sinh hoạt, giới thiệu cho chồng Tây về văn hóa quê hương mình, đưa con trai mặc áo dài đi xem múa lân.

Tính đến đám cưới, Phan Thị Ánh Chi (25 tuổi) và Dominic Esquivias (25 tuổi) đã có hơn 7 năm tìm hiểu. Cũng ngần ấy năm, Chi và Dominic được biết thêm nhiều điều thú vị về một nền văn hóa không phải nơi mình sinh ra. Với Chi, Thụy Sỹ là nhà nhưng Việt Nam là quê hương. Vì thế, khi xác định tiến đến hôn nhân, cô luôn tự nhủ rằng sau này sẽ giới thiệu với chồng con về quê hương, nguồn gốc của mình, để giữ mãi hồn Việt trong lòng.

Với Dominic, ngoài những điều mới mẻ về Việt Nam thì có lẽ anh khá ấn tượng và háo hức với ngày Tết – dịp đặc biệt trong năm trong văn hóa quê hương vợ, ngày mà anh và con trai được xem múa lân, đi hội chợ, mặc áo dài và ngồi gói nem cùng… mẹ vợ.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 1.
Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 2.

Chi và ông xã đã bên nhau 7 năm nay.

Ngày Tết là một nét văn hóa độc đáo của người Việt mà Chi thường xuyên chia sẻ cho Dominic nghe. Sang Thụy Sỹ định cư từ năm mười mấy tuổi, đến nay Ánh Chi chưa một lần được về Việt Nam ăn Tết. Từ ngày qua nước ngoài sống và kể cả khi đã có chồng, thường hai vợ chồng Chi về nước chơi vào dịp hè chứ ít về Tết. Nhưng trong ký ức, Chi vẫn không nguôi cảm giác nhớ đến nôn nao không khí Tết ở quê nhà.

Thụy Sỹ cũng giống như các nước phương Tây khác, không ăn Tết âm lịch. Vì vậy, Chi và gia đình cũng không được nghỉ làm dịp này. Ngày Tết ở đây cũng khá buồn tẻ. "So với các nước khác thì người Việt ở Thụy Sỹ khá ít, nhưng họ vẫn phát tờ rơi, quảng cáo về các hoạt động đón Tết, để tạo cơ hội cho mọi người cùng tụ họp ăn Tết cùng nhau. Có năm thì tổ chức ở rất xa, năm nào tổ chức ở gần thì mình lại ghé chơi cho biết. Bên này hội người Việt Nam có một số người nấu bánh tét bán, người Việt mua cũng nhiều lắm vì ai nấy đều nhớ Tết. Có gia đình thì cùng nhau tự làm bánh ở nhà. Riêng nhà mình thì toàn mua thôi vì lá chuối bên này đắt và lại khó mua chứ không như Việt Nam mình", Chi kể.

Ở Thụy Sỹ, những nàng dâu Việt lấy chồng Tây thường mặc áo dài cho chồng con rồi cả nhà dẫn nhau đi đón Tết Việt. Các anh chồng Tây cũng rất háo hức vì so với văn hóa nước ngoài thì Tết Việt khá lạ. Rồi cả người bản xứ, thấy biển quảng cáo ở đường cũng vào xem.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 3.
Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 4.
Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 5.

Những món ăn ngày Tết của gia đình Chi.

Lấy chồng Tây và có một cậu con trai lai, Chi tự nhủ rằng sẽ đi theo truyền thống của người Việt sống lâu năm ở Thụy Sỹ. Mỗi năm đến dịp Tết sẽ cố gắng đưa chồng con tham dự, để các bé lớn lên dù là con lai hay gốc Việt cũng sẽ không quên nguồn gốc mình sinh ra. Ngày Tết, Dominic được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống như bánh tét, ngồi tự tay gói nem với mẹ vợ. Rồi có khi cả nhà cùng đi chơi, xem múa lân và tham gia các hoạt động khác. Tuy không mấy hiểu về văn hóa người Việt nhưng Dominic rất thích thú khi được trải nghiệm những điều mới mẻ như vậy.

Bình thường, nhân dịp Tết, Chi cũng gọi điện về Việt Nam thăm hỏi và chúc Tết bà ngoại, anh chị và họ hàng. Mỗi lần như vậy, nghe mọi người kể về Tết, về chợ hoa rồi lại tự tưởng tượng lại cho đỡ nhớ. Ngày Tết cứ thế, chỉ diễn ra trong hồi tưởng. Bữa ăn thì có khác đôi chút khi thay thế các món ăn Tây bằng bánh tét, mứt, trứng kho. Hoặc trong nhà có mua thêm hoa cúc vàng trưng, chỉ có điều hoa cúc nước ngoài nhỏ xíu.

Từ ngày lấy chồng, Chi sang ở nhà chồng nên hầu như không có cơ hội đón Tết cổ truyền nữa. Nhà chồng là người nước ngoài nên Chi không biết tới cảm giác áp lực của các nàng dâu Việt mỗi dịp Tết. Thay vào đó, Chi chỉ tranh thủ mua áo dài cho em bé, rồi đưa chồng con đi hội chợ Tết của người Việt. "Người Việt xa quê ai cũng nhớ Tết nên ai cũng muốn làm một điều gì đó dù nhỏ thôi cũng được để có cảm giác Tết. Những ngày này các bà nội trợ ở Việt Nam chắc bận rộn và áp lực cỗ bàn lắm. Còn ở bên này, nếu không có bánh tét, mứt hay không gọi điện thoại về nước chúc Tết họ hàng thì có lẽ Tết chẳng khác gì ngày thường, vì mọi thứ nhẹ nhàng như không. Tết vào ngày cuối tuần thì khác hơn một xíu vì các gia đình người Việt rủ nhau sang nhà chơi tổ chức tiệc tùng, các ông đánh bài, ăn hạt dưa như kiểu Việt Nam. Còn nếu ngày thường mà ai cũng bận đi làm là thôi không ai biết Tết luôn", Chi cho biết.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 6.

Không khí Tết ở Thụy Sỹ.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 7.
Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 8.

Ngày Tết, Chi thường cùng mọi người tụ họp bên nhau.

Bản thân Chi, vì đã quá lâu không được sống lại cảm giác Tết cổ truyền như hồi còn nhỏ nên trong thâm tâm, cô luôn mong có dịp được trải nghiệm cảm giác bận rộn ngày Tết. Chi không giấu niềm vui khi được đón Tết âm lịch. Kể từ ngày lấy chồng Tây, Chi rất muốn ông xã hiểu thêm về phong tục, tập quán của người Việt. Ngày Tết cũng vậy, cô thường kể cho chồng nghe về ký ức Tết cô đã từng trải qua. Nhưng có lẽ trăm nghe cũng không bằng 1 thấy. Bởi lần nào nghe thì anh chỉ cười cười có vẻ chăm chú chứ bản thân Chi cũng cảm giác người nước ngoài cũng không thể hình dung ra được và cảm nhận cái Tết rất riêng như người Việt.

"Dù Tây có về Việt Nam ăn Tết, họ cũng nghĩ đó là một lễ hội. Chứ cái hồn của nó, nếu không phải người Việt Nam mình thì Tây họ ít hiểu lắm. Con nít sinh bên này, rồi nhiều khi là con lai đó, nếu ít có dịp nghe mẹ nói về Tết thì có khi đi chợ Tết người Việt mình tổ chức, người ta quen biết phát bao lì xì mà thậm chí đến chúng còn ngạc nhiên không hiểu tại sao. Mình nhớ có một lần, gặp một cậu nhóc khoảng 6 tuổi, người ta lì xì mà tỏ ra sửng sốt lắm, đến khi nghe mẹ bảo là tiền thì mới xé toạc cái bao ra, vội lấy tiền nhét túi rồi quăng luôn cái phong bao. Chứ không như con nít ở Việt Nam mình, thấy bao lì xì thì vội vòng tay chúc, hớn hở nâng niu", cô gái gốc Bình Thuận chia sẻ.

Chi vẫn cho rằng trẻ em sinh ra ở Thụy Sỹ vì ảnh hưởng với nhịp sống phương Tây nên cũng không còn háo hức Tết như ở quê hương. Một phần vì các con không được bố mẹ giảng dạy cho hiểu về phong tục Việt, một phần vì bản thân các con cũng không rõ Tết ở trong nước là như thế nào. Riêng Chi thì luôn mong cho con hiểu về Việt Nam – nơi chôn rau cắt rốn của mẹ. Chính vì vậy, cô tự nhủ rằng sau này khi con lớn sẽ thường xuyên cho con về nước ăn Tết cổ truyền. Chi dự định sang năm sẽ cho con về chơi Tết. Vừa để cho con biết Tết, vừa vì Chi đã quá nhớ không khí Tết ấm áp tại quê hương.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 9.
Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 10.

Dominic ngồi gói nem cùng mẹ vợ.

Cô gái Bình Thuận kể chuyện chồng Tây ngồi gói nem, con trai mặc áo dài đi xem múa lân ngày Tết ở Thụy Sỹ - Ảnh 11.

Những món ăn ngon được mọi người thưởng thức vào dịp Tết.

Chia sẻ