Cổ con trai có vết đen xì không thể kì sạch, mẹ đưa đi khám mới tá hỏa vì căn bệnh tưởng chỉ người lớn mắc

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Mới 8 tuổi, Tiểu Hiếu đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì được ông bà nội chiều chuộng theo cách này.

Một cậu bé tên là Tiểu Hiếu sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc dù mới 8 tuổi nhưng đã nặng 38kg (cân nặng bình thường của một bé trai 8 tuổi là 22,2-30kg). Vì mẹ đi làm xa nên cậu bé sống cùng ông bà nội, một lần về thăm, mẹ cậu bé thấy cổ con trai có những vùng da màu đen loang lổ trên cổ nên đã trách ông bà không tắm rửa sạch sẽ cho Tiểu Hiếu.

Tuy nhiên, khi bà mẹ đưa con trai đi tắm thì kỳ cọ như thế nào cũng không thể sạch được, biết đây không phải bụi bẩn mà rất có thể là dấu hiệu bệnh, bà mẹ đã đưa con trai đến viện khám.

bbb279d8a9a441d698dce7c37b1a8b6d

Cổ cậu bé 8 tuổi đen xì nhưng không phải do bụi bẩn. (Ảnh: Sohu)

Mới đầu, khi phát hiện thấy phần cổ và da nách của Tiểu Hiếu có màu đen, các bác sĩ đã chẩn đoán cậu bé mắc bệnh "Gai đen". Nhưng đến khi kiểm tra lượng đường trong máu, các bác sĩ ngỡ ngàng khi cậu bé 8 tuổi này đã mắc bệnh tiểu đường.

Theo bác sĩ, những vành tối trên cổ Tiểu Hiếu chính là dấu hiệu insulin trong cơ thể cao, khi đó nó sẽ kích hoạt các thụ thể insulin trong da, khiến nó phát triển một cách bất thường làm cho sắc tố da trở nên cao hơn, gây ra các vùng tối màu ở cổ, nách, háng. Nó là biểu hiện của bệnh tiểu đường loại 2.

Cổ con trai đen xì không thể cọ sạch, mẹ đưa đi khám mới tá hỏa vì căn bệnh tưởng chỉ người lớn mắc - Ảnh 2.

Vùng cổ tối màu chính là 1 biểu hiện của tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Sau khi nghe về tình trạng bệnh của con, mẹ Tiểu Hiếu vô cùng xót xa vì con trai còn bé đã mắc căn bệnh nhiều người nghĩ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Cuối cùng, ông bà nội thú nhận vì rất nuông chiều cậu bé nên Tiểu Hiếu muốn ăn gì cũng có. Vì ông bà muốn cháu trai lớn nhanh nên thường xuyên làm gà rán, thịt kho, cá chiên… mà cậu bé yêu thích. Chưa hết, mỗi chiều đón tiểu Hiếu về nhà, bà nội cũng thường mua cho cậu một lon nước ngọt.

"Tôi biết uống nước ngọt nhiều không tốt nhưng cháu tôi cứ đòi mua. Tôi cũng nghĩ đơn giản, uống một chút sẽ không sao cả", bà nội Tiểu Hiếu nói.

Chính sự nuông chiều của ông bà nội đã khiến cậu bé 8 tuổi tăng cân vù vù rồi mắc bệnh tiểu đường lúc nào không hay.

Theo các chuyên gia, xác suất mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em béo phì cao gấp ba lần so với người bình thường. Ngoài ra, trẻ béo phì còn phải đối mặt với huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, bệnh về đường tiêu hóa, viêm túi mật, viêm đường mật…

Cổ con trai đen xì không thể cọ sạch, mẹ đưa đi khám mới tá hỏa vì căn bệnh tưởng chỉ người lớn mắc - Ảnh 3.

Xác suất mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em béo phì cao gấp ba lần so với người bình thường. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, trẻ thừa cân cũng sẽ làm tăng tải trọng chi dưới, dễ bị đau khớp chi dưới, ngáy khi ngủ. nghiêm trọng hơn có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, dậy thì sớm…

Bệnh tiểu đường ở trẻ em

Nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ em cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường. Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ nhỏ phát triển rất mạnh và khó để điều trị. Những trẻ hay ăn đồ ăn nhanh, uống nước có gas thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để phòng ngừa và xử lý bệnh tiểu đường ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

- Xây dựng cho trẻ 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

- Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em.

- Đối với những trẻ đã bị mắc bệnh, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại như tránh để bị trầy xước, áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Cuối cùng, tiểu đường thường không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận ra, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh phụ huynh nên đưa con đi xét nghiệm tiểu đường để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Theo Sohu

Chia sẻ