Cảnh báo bệnh từ những dấu hiệu thường bị bạn bỏ qua

N.Diệp,
Chia sẻ

Mắt thâm quầng hay chân tê không phải chỉ dừng lại ở nguyên nhân thiếu ngủ, ngồi nhiều mà còn có thể là cảnh báo bệnh khác.

Dưới đây là 5 cảnh báo bệnh mà bạn vẫn thường không hay để ý.

1. Môi khô và nứt nẻ

Có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin nhóm B như vitamin B2, B6, và axit folic-có thể dẫn đến triệu chứng khô da, thường thì vùng da ở khóe môi và môi sẽ dễ bị khô ráp nhất. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi gặp phải vấn đề này, trước hết bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin như các loại rau có lá xanh và dưa hấu. Đồng thời, việc dùng sáp dưỡng môi có thành phần tự nhiên để mau chóng có lại đôi môi căng mọng mịn màng cũng được khuyến khích. 

Cảnh báo bệnh từ những dấu hiệu thường bị bạn bỏ qua 1
Ảnh minh họa

2. Mắt xuất hiện quầng thâm

Quầng thâm dưới mắt thường xuất hiện sau những đêm mất ngủ hoặc khi bạn mệt mỏi do căng thẳng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết chúng còn có thể báo động chứng dị ứng

Cụ thể là chứng viêm mũi dị ứng có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh mắt và mũi giãn ra, tạo thành quầng thâm. Nếu bạn đã ngủ đủ giấc nhưng các quầng thâm vẫn chưa biến mất  thì chính là lúc cân nhắc việc dùng thuốc theo toa để chữa chứng viêm mũi. 

3. Chân tê hoặc bị chuột rút

Sau một ngày dài đi lại trong giày cao gót có thể khiến các cơ bắp chân bị căng mỏi dẫn đến cảm giác tê chân hoặc bị chuột rút. Ngoài ra, tình trạng chuột rút còn là triệu chứng cho thấy bạn, có thể dẫn đến chuột rút và thậm chí đau đớn sau đó. 

Một cơ thể bạn đang bị mất cân bằng điện giải, thường gây ra bởi tình trạng mất nước. Biện pháp khắc phục: ăn một chế độ ăn giàu chất điện giải như canxi, kali và magiê đồng thời hạn chế mang giày cao gót. Nếu chứng chuột rút ở chân xảy ra gần như hàng tuần thì bạn cần lặp tức đến bác sĩ để kiểm tra vì nếu để muộn bạn có thể mắc chứng đau cơ bắp chân mãn.

Cảnh báo bệnh từ những dấu hiệu thường bị bạn bỏ qua 2
Ảnh minh họa

4. Nấc cụt

Chứng nấc cụt được khoa học lý giải là một chuỗi những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần. Cơ hoành được kiểm soát một phần bởi các dây thần kinh phế vị. Các chuyên gia y tế tin rằng, các dây thần kinh này có thể bị kích thích do dạ dày phình to sau một bữa ăn thịnh soạn và làm cho cơ hoành co thắt. 

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm, nấc cụt còn là sự cảnh báo của cơ thể về tình trạng lo âu, căng thẳng. Nếu cơn nấc của bạn kéo dài hơn 48 giờ, rất có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng xảy ra với các dây thần kinh, chẳng hạn như chứng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.

5. Chóng mặt mỗi khi đứng lên

Khi bạn đứng lên đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm trong một khoảng thời gian nhất định, máu có thể lưu thông không kịp lên não và gây choáng. Huyết áp thấp cũng có thể làm tăng tỷ lệ chóng mặt. Biện pháp khắc phục: uống nhiều nước và đứng lên từ từ, đặc biệt là trong môi trường ấm áp. 

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, ngồi xuống cho đến khi bạn thấy khá hơn. Trong trường hợp chứng chóng mặt trở nên nghiêm trọng và bạn di chuyển khó khăn, nằm xuống và thư giãn trong ít phút. 

Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, cần đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân vì chứng mất nước, tương tác thuốc và nhiều căn bệnh khác cũng là thủ phãm gây ra bệnh chóng mặt.
Chia sẻ