Cận cảnh Công Motor - đại gia của chân dài Vũ Hoàng Điệp

,
Chia sẻ

Hơn hai mươi năm trước, tại bến xe miền Tây, một cậu bé đen nhẻm, gầy gò lang thang từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An lên Sài Gòn, hàng ngày phụ việc đội bốc vác ở bến xe.

Và một đêm, khi đang ngủ say ngoài bến xe thì trời đổ mưa, cậu bé ấy đã quýnh quáng chạy trú mưa bên hiên một ngôi nhà gần đó, không may đụng phải một tay anh chị đang ngủ say. Bực mình chỉ vì bị đánh thức lúc nửa đêm, hắn đã cầm nguyên chiếc ghế gỗ đập vào đầu cậu bé ấy.

9 tuổi và những chuyến buôn tôm

Vốn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Mẹ của Xuân là vợ lẽ và chịu nhiều thiệt thòi. Ngay từ khi sinh ra, Xuân đã không được sự  ưu ái và yêu thương như những anh chị trên mình. Gia cảnh mỗi ngày một khó khăn. Hàng ngày lấm lem mò cua bắt cá quanh những kênh rạch của Cần Giuộc, Xuân chỉ có mơ ước là gia đình mình khá khẩm hơn một chút.

Một hôm, rất tự nhiên, trong đầu cậu bé 9 tuổi lóe lên ý nghĩ rằng cậu sẽ đem tôm từ quê nhà lên thành phố bán. Lúc ấy, trong trí óc non nớt của Xuân, Sài Gòn là một chốn quá xa vời và không thể nào hình dung được nó ra sao. Thế nhưng, không vì thế mà Xuân lại ngại mang hai kí tôm, sẵn sàng bắt xe lên thành phố bán. Tới Sài Gòn, cậu bé bị dụ bởi một người đàn ông đạp xích lô. Biết là giá tôm bán ở dưới quê rất rẻ, chỉ bằng phân nửa trên này, nên người đàn ông ấy đã “gạ” Xuân, sẽ chở cậu tới chỗ chợ có thể bán gấp đôi so với ở dưới quê. Và cậu đã đồng ý. Lần thứ hai, thứ ba cũng vậy. Nhưng rồi cậu bé đã tự nhận ra mình có thể bắt một ông xích lô khác và không phải… chia đôi số tiền như với ông xích lô kia. 

 

 Công Motor, tên thật là Huỳnh Văn Xuân


Và cậu cứ như thế, đi lại giữa Cần Giuộc và  Sài Gòn, mỗi lần với vài ba kí tôm, bán để có

Công motor, tên thật là Huỳnh Văn Xuân. Hiện anh là Tổng giám đốc điều hành công ty TNHH Dịch vụ thương mại Thành Công Sài Gòn, chuyên mua bán các loại xe motor phân khối lớn đủ chủng loại. Đặc biệt là nhà phân phối chính thức CPR tại Việt Nam. Hiện nay, anh còn là Tổng giám đốc điều hành ấn phẩm Motor Việt Nam. Hơn nữa, Công motor còn là người sáng lập và điều hành một công ty vệ sĩ với số lượng nhân sự lên tới 500 người. Nói về nhân viên của mình, anh rất chân thành, chia sẻ: “Tôi coi các bạn ấy như em út trong nhà mình, không có chuyện chủ tớ. Nói gì thì nói, con người ta, sống với nhau phải có tình và có đạo đức mới bền được”.

lời, đem tiền về giúp mẹ. Ngay từ lúc đó, Xuân đã quan sát rất kỹ Sài Gòn, thấy Sài Gòn xô bồ, rộng lớn bao nhiêu thì quê mình hẻo lánh, xa vời và nghèo nàn bấy nhiêu. Xuân đã nghĩ, mình phải rời xa quê nhà để dấn thân vào cuộc sống phố xá nơi này. Ở nơi đây dù vất vả nhưng vẫn dễ sống hơn rất nhiều so với ở quê. 

Tạm rời xa mẹ và em gái ở nhà, năm mười tuổi, Xuân rời mái nhà mình lên Sài Gòn “lập nghiệp” với một đôi dép lào và một bộ quần áo duy nhất trên người, và vài ba xu tiền bạc ít ỏi chỉ đủ để đi xe đò và ăn vài ba bữa cơm khi lên phố. 

Tới Sài Gòn rồi, cảm giác hoang mang và bơ vơ khiến Xuân không biết đi đâu bây giờ. Việc tìm một chỗ ngủ lúc này rõ là khó hơn nhiều so với việc đem tôm đi bán. Cậu đi dò la, hỏi thăm những người đạp xích lô thì được biết, ở bến xe miền Tây nghe nói có một đội bốc vác. Nếu cậu tới đó thì sao? Mười tuổi và một công việc bốc vác? Không nề hà, Xuân đã tìm đường tới bến xe miền Tây, mong có được một nghề mưu sinh.

7 năm bốc vác và ngủ vỉa hè

Cả một bến xe rộng lớn, với hàng trăm chiếc xe đến và  đi mỗi ngày, với đủ thứ tiếng cùng hàng trăm kiểu người khác nhau. Một cậu bé con không hành lý, tiền bạc đã đặt chân vào “lãnh địa” bụi bặm ấy, ngơ ngác không biết tìm cái đội bốc vác như người ta đồn ấy ở đâu? Nhưng giờ cậu cũng không còn tiền để quay về, mà đã đi là không thể về ngay như thế được. Nghĩ thế, quên cả mệt mỏi, Xuân lại đi hỏi thăm từng chị bán bánh mì, từng ông xe ôm và hỏi thăm về công việc bốc vác. Cuối cùng, cậu bé cũng xin vào phụ giúp cho những người làm công việc vận chuyển hàng hóa ở bến xe. 

 

Ngày ngày, Xuân cần mẫn với công việc, mặc kệ nắng rát mặt, mưa gió bủa vây cậu vẫn kiên trì với công việc của mình. Những năm tháng miệt mài ấy, ngày nào cũng như ngày nào, mặc kệ nắng cháy mặt, mưa ướt nhoẹt áo quần, Xuân vẫn kiên trì như một kẻ tìm đường trên sa mạc bỏng rát, mà chưa biết phía trước bến đỗ của mình sẽ đi về đâu. “Nói thật với bạn là khi đó, tôi không biết được mình có thoát ra khỏi cuộc sống của một kẻ bụi đời hay không nữa”. Người đàn ông thành đạt của hôm nay, ngồi nhớ lại tháng ngày lam lũ ấy, chỉ với một bộ quần áo, nhiều khi đem đồ tự giặt, là không biết đi đâu, phải đợi ráo nước, lại mặc vào, rồi mới tiếp tục công việc.

“Tôi nhớ có một đêm, đang ngủ bên hè phố thì bị tỉnh giấc bởi tiếng động cơ chói tai ầm ầm lao qua. Tỉnh giấc, kịp ngoái lại nhìn, thì ra là một con xe motor vừa phóng qua mình, nhả lại làn khói đen đặc giữa đêm. Và lúc ấy, nghĩ tới chiếc xe bò nhỏ còn lấm láp của mình, tôi đã nhen nhóm trong lòng một ước mơ, làm sao một ngày nào đó, mình cũng có một con xe máy để chạy” – Xuân tâm sự.

Điểm xuất phát: Cup 67

“Năm 14 tuổi, tôi chuyển sang làm công cho một bà chủ, buôn bán mì gói. Thấy cô ấy bán hàng có lãi, tôi đã bắt đầu nghĩ tới việc kinh doanh”. Trong phòng làm việc rộng rãi và thoáng mát của tổng giám đốc công ty Thành Công, Huỳnh Văn Xuân ngậm ngùi kể lại. Nếu quan sát anh kỹ, sẽ thấy hơn hai mươi năm bươn trải, con đường mưu sinh vẫn đang lẩn quất đâu đây, như một ám ảnh, khiến cho Xuân không thể nào quên nổi. Phải chăng vì thế, mà câu chuyện về cuộc đời anh mỗi lúc một xúc động và nếu người nghe mà giàu xúc cảm, rất dễ khóc.

“Sau ba, bốn năm làm việc cho cô chủ ấy, tôi mới hiểu ra một điều: chỉ có kinh doanh thì mới có tiền. Còn nếu cứ làm miết nghề bốc vác hay làm thuê làm mướn thì không bao giờ khá được”. Và lúc này, với số tiền dành dụm từ bảy năm lăn lộn ở bến xe, chàng trai mười bảy tuổi ấy đã có thể tự mua cho mình chiếc xe máy đầu tiên, đó là chiếc cúp 67. Ngày ấy, những người có công việc hàng ngày ở bến xe đều không thể quên hình ảnh cậu chàng “choai choai” đen đúa với chiếc xe máy chạy rè rè khắp bãi bến. Cũng từ đây, mà Xuân đang dần tìm cách thoát khỏi cuộc sống cơ cực suốt bảy năm qua. 

Cậu bắt  đầu chuyển từ khuân vác sang buôn bán, trao qua đổi lại từng chiếc xe. Bán chiếc xe 67 lấy một chiếc xe khác có lời, rồi lại bán đi mua một con xe khác nữa. Dần dà Xuân đã có trong tay được hai chiếc xe, rồi ba chiếc xe. Cứ như thế, mầy mò và tự tìm hiểu, Xuân đã sớm hiểu biết về tính năng cũng như những thông số kỹ thuật của từng dòng xe, từng loại xe.

Và ngay từ những ngày tháng ấy, Xuân được những đối tác buôn bán xe, gọi mình với cái tên nghe vừa thân mật vừa không giống một ai: Công mô-tô (ở nhà mọi người vẫn thường gọi anh là Công). Nhưng tới năm 2001, không gặp thời và may mắn, xui xẻo liên tục tới, anh lại rơi vào tay trắng,  mất tất cả những gì dành dụm được. Nhưng không hề nao núng, Công lại tiếp tục lăn lóc ở bến xe, bến tàu tìm mua những con xe hàng “độc” và về tân trang, sửa chữa lại. Cuối cùng, anh quyết định mở cửa hàng tại đường 3/2 với tất cả vốn liếng là 10 chiếc xe máy có được. “Để có được mười chiếc xe máy ấy, tôi đã phải rất vất vả, nhiều lúc phải mang chính giấy tờ của xe để mang ra hiệu cầm đồ cầm tiền mới có thể đi mua chiếc xe khác. Và cứ vậy, cố gắng tằn tiệm để có được nhiều xe hơn mới mở được cửa hàng”. 

Bước ngoặt

Trong một lần ghé thăm mua xe, một vị khách đặc biệt  đã góp ý với ông chủ cửa hàng: chỉ  có thành lập công ty mới có thể kinh doanh đàng hoàng và mở rộng được quy mô. Đó là năm 2004, nghe theo lời khuyên chân thành của vị khách hàng đó, anh đã mạnh dạn mở công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Công Motor, với tất cả số vốn là 500 triệu đồng. Năm 2007, công ty đã đặt trụ sở chính tại 350 đường Trần Phú, Q.5, TP. HCM. Bắt đầu từ đây, mọi việc như suôn sẻ với anh hơn. Bỏ quên những tháng ngày lam lũ, túng thiếu và nhiều cạm bẫy ở bến xe, quên những tháng ngày phải ngủ trên chiếc xe rùa nhỏ tí, thấp thỏm lo âu bao nhiêu đêm vì sợ cướp giật, anh đã bắt đầu trở thành một ông chủ, hàng ngày điều hành một cửa hàng với hàng trăm chiếc motor đủ các loại, chủ yếu là dòng xe phân khối lớn và là hàng 'độc' không dễ gì mua được.

“Tôi yêu Motor vô cùng. Có những con xe lấy về, tôi cứ phải chạy trước, sau đó bán lại bị lỗ cũng chịu, miễn là thỏa mãn được niềm đam mê của mình. Có những đêm nằm nghĩ tới chiếc xe chưa mua nổi là tôi không thể nào ngủ được. Trong phòng ngủ của tôi cũng phải treo một chiếc xe motor, hoặc phòng làm việc cũng phải có xe. Như vậy mới có cảm hứng để làm việc”.


Hàng tháng, Công motor vẫn tất bật với những chuyến đi công tác nước ngoài, tìm kiếm thị trường xe motor và  nhập khẩu xe từ các nước như: Mỹ, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ… về Việt Nam.

“Với tôi, việc tìm hiểu và nắm bắt các tính năng của tất cả các dòng xe motor như: MC 250 phân khối (pk), NC 400 pk, BC 600 pk, RC 750 pk, SC 1000-1800 pk đều phải biết hết. Tôi sẽ rất vui nếu ngày nào đó, được trò chuyện và tư vấn cho khách hàng về chính dòng xe họ thích”.

Cái 'hay' của Công motor là anh không chỉ coi khách hàng là người mua sản phẩm mình bán mà còn coi họ như những người cùng đam mê. Mỗi năm như thế, anh nhập về và bán đi 400-500 chiếc xe. Nhắc tới anh bây giờ, dân sành chơi motor không thể nào quên được cái tên Công motor không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở nhiều địa bàn khác trong cả nước.  Và cũng rất hiếm người chơi motor có thể lái được những dòng xe có phân khối lớn, có xe lên tới 5700 phân khối như anh.

“Hạnh phúc lớn lao nhất của tôi là được sống và làm việc với niềm đam mê của mình”- anh nói.

Theo VnMedia
Chia sẻ